Vì đâu hố sâu khoảng cách giữa Bác sĩ và bệnh nhân ngày càng lớn?
Phải chăng chính vì những mặt trái của dư luận đã khoét sâu đẩy người dân và bác sĩ ngày càng cách xa nhau hơn, liệu đó có phải bi kịch chung của xã hội không?
- Muốn thành công, muốn làm giàu đừng chọn ngành Y
- Hành nghề Bác sĩ có quá nhiều rủi ro
- Hãy để chúng tôi những người bác sĩ được sống trọn vẹn với nghề
Bác sĩ và người dân ngày càng xa cách – bi kịch xã hội
Lĩnh vực Y học vô cùng rộng lớn chỉ những người bác sĩ đã và đang công tác trong ngành mới hiểu, thấm thía những rủi ro, bất hạnh hạnh trong nghề. Những người bác sĩ có chuyên môn càng sâu rộng càng thận trọng hơn khi đưa ra những quyết định y khoa của mình.
Vì đâu hố sâu khoảng cách giữa Bác sĩ và bệnh nhân ngày càng lớn?
Hiện nay với việc bán thuốc theo nhu cầu đã gây ra hiện tượng người dân tự trở thành bác sĩ, họ tự tìm hiểu các triệu chứng bệnh rồi ra hiệu thuốc mua thuốc không hề có đơn của bác sĩ. Người dân không hiểu rằng hậu quả của việc sử dụng thuốc không đúng cách sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng thế nào.
Bác sĩ Ngọc Lương công tác tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Người dân không được giáo dục ý thức tuân thủ về điều trị bệnh, việc bán thuốc tràn lan, quản lí lỏng lẻo khiến niềm tin vào bác sĩ chưa cao. Trong khi đó trình độ chuyên môn của từng bác sĩ khác nhau giữa các tuyến khiến người dân cũng mất niềm tin ở tuyến cơ sở. Cùng với đó tình trạng một số bộ phận bác sĩ suy thoái y đức bị truyền thông thổi bùng lên mà không nghĩ tới hậu quả đằng sau sự việc khiến khoảng cách giữa bác sĩ và người dân ngày càng lớn. Dẫn đến thực trạng “toàn dân tự chữa bệnh” trở nên phổ biến hơn. Liệu đó có phải bi kịch chung của xã hội?
Vì đâu nên nỗi…
Ở nước ngoài bác sĩ được ví như người đồng hành, người đáng tin cậy đối với mọi cá nhân gia đình dù họ không chữa được bách bệnh nhưng là người tham vấn đáng tin cậy trong quá trình điều trị bệnh. Còn ở Việt Nam khoảng cách bác sĩ và người dân quá lớn, đôi khi bác sĩ giữ cung cách, tỏ vẻ ở vị trí cao hơn khiến người dân câu nệ, khó tin tưởng vào bác sĩ hơn.
Hơn 5 năm công tác tại bệnh viên Nhi Trung Ương điều dưỡng viên Khánh Ngọc theo học Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Trình độ chuyên môn của bác sĩ chênh lệch cũng khiến người dân mất niềm tin hơn. Khi đi khám bệnh mọi người thường tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, đồng nghiệp để tìm phương án chữa trị. Đôi khi vì một vài lần chữa bệnh không thành công khiến họ mất niềm tin vào bác sĩ. Không những vậy hình tượng bác sĩ ân cần chu đáo, thấu hiểu người bệnh lại ít được đề cập dẫn đến tâm lý e ngại của người dân khi đứng trước bác sĩ.
Đang công tác tại bệnh viện Trường Giang bác sĩ Nam Anh phụ trách Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Ở Việt Nam giáo dục y khoa chưa chú trọng đào tạo sinh viên cách giao tiếp, ứng xử với người bệnh. Trong khi giao tiếp là mấu chốt để khai thác bệnh thành công và giúp bác sĩ chẩn đoán, thăm khám bệnh chính xác cho bệnh nhân. Ngoài ra trình độ dân trí còn thấp, họ không có đủ kiên nhẫn lắng nghe bác sĩ giải thích cũng như tuân thủ nguyên tắc điều trị bệnh. Việc tự ý chẩn đoán, sử dụng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp dân gian dẫn đến những hâu quả khó lường. Không chỉ vậy người Việt còn có tư tưởng “sính ngoại” họ không tin vào bác sĩ Việt trong khi hệ thống Y tế có các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu vô cùng giỏi. Tất cả những điều này đã đào sâu thêm khoảng cách giữa bác sĩ và người dân ngày càng lớn.
Khi người dân không có lòng tin ở bác sĩ tự ý sử dụng thuốc không tuân thủ nguyên tắc chăm sóc sức khỏe dẫn đến tình trạng lãng phí tiền nong, bệnh nhân dễ gặp nguy hiểm, bác sĩ không tìm thấy niềm vui cảm hứng trong công việc. Bởi vậy vai trò định hướng dư luận của truyền thông vô cùng quan trọng để xóa đi khoảng cách giữa bác sĩ và người bệnh. Truyền thông cũng cần có “tâm” đừng đẩy đào sâu thêm hố ngăn cách bác sĩ với người dân để tránh những hậu quả đáng tiếc trong tương lai.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn – y sĩ đa khoa – Siêu thị thuốc việt – Y tế Việt nam