Vì sao bác sĩ bị hành hung diễn ra chủ yếu ở bệnh viện công?
90% số vụ việc hành hung nhân viên y tế xảy ra trong khuôn viên bệnh viện, 70% đối tượng bị tấn công là bác sĩ và đặc biệt hơn, gần như 100% bác sĩ bị hành hung lại diễn ra ở bệnh viện công.
- Bác sĩ Nhi BV Xanh Pôn bị người nhà bệnh nhân đấm liên tiếp vào mặt
- Người nhà bệnh nhi đánh trọng thương bác sĩ và SV thực tập ở Hà Tĩnh
- Yêu nghề Y thì mới nên lựa chọn học ngành Y
Vì sao bác sĩ bị hành hung diễn ra chủ yếu ở bệnh viện công?
Nguyên nhân vì sao các bác sĩ chủ yếu bị hành hung diễn ra ở bệnh viện công
Phát biểu tại buổi thảo luận tình hình kinh tế – xã hội, Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình cho rằng ngành y cần nhìn lại mình khi xảy ra hiện tượng người nhà đánh bác sĩ. Ông đặt câu hỏi tại sao bệnh viện tư lại ít gặp sự việc này! Cũng trong buổi thảo luận, các câu hỏi về về hiện trạng bạo lực trong bệnh viện, công tác bảo vệ trẻ em, đấu tranh chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả và chấn chỉnh một số vấn đề liên quan đến văn hóa cũng được đưa ra thảo luận sôi nổi.
Đối với tình trạng người nhà gây áp lực, hành hung bác sĩ trong bệnh viện, các Đại biểu cho rằng Bộ Y tế cũng như các cơ quan ban ngành cần xem xét thấu đáo nguyên nhân để tìm các giải pháp khắc phục hữu hiệu, đảm bảo sự an toàn cho các bác sĩ thực hiện chuyên môn của mình. Các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng bày tỏ tâm lý lo ngại khi hiện nay, tình trạng người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ ngày càng phổ biến, đặc biệt lại xảy ra ở hầu hết bệnh viện công, điều này ảnh hưởng chung đến tâm lý đến các bác sĩ trong bệnh viện.
Trước câu hỏi: “Tại sao các vụ bạo lực chủ yếu diễn ra tại bệnh viện công, đặc biệt tại các trường hợp cấp cứu?”, Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình cho rằng, có thể do người nhà bệnh nhân chưa hiểu hết quy trình cấp cứu, nên đề ra các yêu sách bác sĩ, làm trái quy trình. Tuy nhiên, cùng quy trình đó sao lại không xảy ra bạo lực ở các bệnh viện tư? Ngành y cũng cần xem xét lại, cần thay đổi chính mình hơn là tăng cường bảo vệ y bác sĩ.
“Đừng biến bệnh viện thành võ đài”
“Đừng biến bệnh viện thành võ đài”
Theo thống kê của Cục Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, từ năm 2010 đến 2017, các vụ việc bạo hành chủ yếu xảy ra ở các bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), tiếp đến là bệnh viện tuyến Trung ương (chiếm 20%). Có đến 90% số vụ việc xảy ra trong khuôn viên bệnh viện; đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ (70%). Liên tục những vụ việc hành hung bác sĩ xảy ra đã gióng lên hồi chuông báo động về vấn nạn đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế không được đảm bảo an ninh, an toàn trong chính môi trường làm việc của mình.
Chuyên mục blog tâm sự nghề y cũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi, những trải lòng của các bác sĩ trước vấn nạn một số đồng nghiệp, thậm chí là chính bản thân họ là nạn nhân của các vụ hành hung từ người nhà bệnh nhân. “Gần như ngày nào cũng có xung đột căng thẳng giữa người nhà bệnh nhân với các nhân viên y tế. Có khi chỉ trách móc, nhưng lắm lúc họ la mắng, chửi thề. Nhiều trường hợp kinh khủng hơn thì sẵn sàng đe dọa, tấn công bác sĩ” – Một bác sĩ chia sẻ.
Trước thực trạng này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và các Đại biểu Quốc hội đã liên tục kêu gọi các biện pháp cải thiện tình hình, trong đó bao gồm việc cắm chốt cảnh sát tại các bệnh viện và dạy võ cho các y bác sĩ để họ có thể tự vệ trước những người nhà bệnh nhân quá khích.
Bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng chia sẻ, cách tốt nhất là tìm giải pháp tinh thần để đồng cảm, chia sẻ giữa hai bên. Chưa kể nếu người nhà sốt ruột, bác sĩ lại nóng tính, hai bên cùng ‘có võ’ thì chưa biết sẽ dẫn đến chuyện gì. Đừng biến bệnh viện thành võ đài. Bác sĩ – người bệnh tấn công lẫn nhau là hình ảnh vô cùng tồi tệ và đau lòng.
Thực trạng các bác sĩ bị hành hung chủ yếu ở các bệnh viện công đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về văn hóa, đạo đức ở các bệnh viện. Các cơ quan ban ngành, đặc biệt là Bộ Y tế cần có những phương án và giải pháp kịp thời, mỗi bệnh nhân, người nhà, y bác sĩ nên đặt mình vào từng vai cho nhau thì sẽ hiểu được cho nhau hơn. Thể hiện văn hoá tốt đẹp, đối xử nhân hoà với nhau, bình tĩnh giải quyết vấn đề tránh các trường hợp đau lòng xảy ra.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn