Vì sao Bác sĩ sản khoa phải từ nhân tích âm đức?
Cổ nhân có câu: “Người có âm đức, tất sẽ có âm báo” mà công việc nạo, phá thai của bác sĩ sản khoa có tính “sát sinh” cực lớn nên nếu muốn tránh được “nghiệp chướng muôn đời” thì hôm nay, người ngành Y buộc phải “hành thiện tích âm đức”.
- Thầy thuốc tư vấn bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
- Những câu hỏi thường gặp nhất về bệnh viêm phế quản ở trẻ em
- Thầy thuốc tư vấn dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bác sĩ sản khoa phải từ nhân tích âm đức
Âm đức là gì?
Ở đời, ông cha ta vẫn dăn dạy con cháu tích “âm đức” để tránh nghiệp báo cho đời sau nếu làm những công việc được xem là “thất đức”. Quan niệm đầy tính tâm linh ấy được hiểu là gom việc tốt mà không cần đáp đền, nhặt điều hay mà chẳng muốn phô trương cho thiên hạ “mắt thấy tai nghe”. Có thể hiểu một cách đơn giản về ý nghĩa của hai từ “Âm đức” chính là “làm điều hay lẽ phải một cách lặng lẽ, âm thầm, làm mà như không làm tức là tích đức trong âm phần, trong phần “người” của một con người.
“Âm đức” là một từ Hán Việt có ý nghĩa không chỉ đơn giản là hai từ ghép lại mà hơn thế là cái đạo ở đời của một bác sĩ sản khoa dày dặn kinh nghiệm ở một bệnh viện phụ sản lớn nhất nhì cả nước, chị L. chia sẻ thêm. Trong đó, “âm” không có nghĩa là “âm dương” mà là “âm công, âm đức, âm phúc”. Cụm từ mang nghĩa là ám, tức là thầm lặng một cách bí mật, âm thầm hay kín đáo, không hiển lộ ra bên ngoài để mọi người cùng biết.
Trên thực tế, người ta quan niệm có nhiều công việc mang tính “sát sinh” liên tục và có tính “báo ứng” cực kỳ lớn như nghề của bác sĩ chuyên nạo phá thai ở các bệnh viện hay phòng khám. Tất cả những nghiệp chướng mà họ có thể sẽ “ứng nghiệm” vào cuộc đời họ có thể là “đại họa diệt thân” hay có thể khiến cho nhiều đời con cháu về sau phải gánh họa, tai ương không thể tránh khỏi. Người làm nghề Y có thể giúp người mẹ bỏ đi đứa con chưa thành hình của mình là giúp đời, giúp người nhưng rồi chính bản thân người thầy thuốc ấy lại là người ‘hành thiện tích âm đức” mỗi ngày thì mới mong tránh được “kiếp nạn muôn đời”.
Tích âm đức để tránh nghiệp chướng sau này
Đời xưa đã dạy rằng “Gieo nhân nào ắt gặt quả đấy” tức là có làm gì thì sau chính bạn phải là người gành chịu hậu quả. Và chúng ta có hành động nào sai trái mà qua được “mắt thánh” đâu. Dù người thân không, thiên hạ không biết thì chính bản thân con người chúng ta làm việc gì thì thâm tâm mình cũng tự biết, tự hiểu đó là sai hay đúng, đó là điều nên làm hay việc nên tránh. Chúng ta có thể dối người nhưng sao đủ để dối mình đúng không nào?
Người ngành Y có âm đức, tất sẽ có âm báo
Là một sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội chứng kiến nạo phá thai khi thực tập tại bệnh viện cho biết thêm: Mình thấy các bác sĩ ở đây tốt tính lắm, họ bảo làm nghề này phải tự hiểu tích làm việc thiện phải làm được ở trong sự thầm lặng.
Nhân đây, tôi cũng được nghe thêm một câu chuyện gắn liền với hai từ “Âm đức” từ một bác sĩ sản khoa. Anh H. phân tích rằng: Người làm nghề Y, nhất là một người chuyên làm nạo, phá thai thì sẽ bị người âm hay còn gọi là những oan hồn, sinh linh chết đi một cách oan ức, không rõ nguyên nhân. Có thể hiểu ở đây chính là những linh hồn bé bỏng tội nghiệp bị bố mẹ bỏ đi vì một nguyên do nào đó. Trong khi tỷ lệ vô sinh và hiếm muộn trên cả nước ngày càng trẻ hóa và tăng lên chóng mặt trên thực tế thì con số người bỏ đi đứa con của mình ngày càng nhiều.
Một sinh viên học chuyên ngành Điều Dưỡng của Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội tâm sự: tuần đầu tiên thực tập tại một phòng khám có tiếng chuyên nạo phá thai ở thành phố khiến cô nữ sinh vốn dạn dĩ, tự tin bản lĩnh ngày nào tự nhiên trằn trọc, mất ngủ cả tuần trời. Gương mặt xinh xắn, bầu bĩnh bỗng trở nên hốc hác tiều tụy đi trông thấy khiến ai cũng xót xa. Cô kể: “Mình yêu nghề y nên chọn nghề này, dù được chọn cả 10 lần đi nữa thì nghề Y vẫn là con đường mà mình chọn không bao giờ nói ra hai từ ‘hối hận”. Thế nhưng khi chứng kiến hàng trăm sinh linh bé nhỏ bị bố mẹ bỏ đi. Mình sợ báo ứng đến rợn người. Nhưng rồi ngẫm ra đời người làm sao không phạm sai lầm, không có công việc nào “sát sinh” mà người ta không phải học “đức năng thắng số” không phải “’hành thiện tích âm đức” để mong cuộc sống an yên, để mong nghiệp chướng đừng đổ xuống đầu”.
Tích âm đức ắt sẽ có âm báo
Cổ ngữ có câu: “Người có âm đức, tất sẽ có âm báo”. Câu này có nghĩa rằng, người nào âm thầm làm việc thiện tích đức thì Thượng Thiên cũng sẽ âm thầm ban phúc báo cho họ về sau. Nhiều người cứ đồn đoán rằng nữ sinh ở phòng khám chuyên nạo phá thai kia có lấy chồng thì cũng khó mà có con vì làm cái nghiệp nạo phá thai.
Tôi có dịp được trò chuyện với chị Kh., một bác sĩ sản khoa ở một bệnh viện chuyên nạo phá thai. Bên cạnh đó còn cả một hàng dài các bà mẹ đang có định bỏ con. Những khuôn mặt búng ra sữa ấy mới chỉ 16, đôi mươi, đã nạo, phá, hút thai lần đâu, lần thứ hai hay thậm chí là 4, 5 lần rồi. Còn chị Kh. tâm sự nỗi buồn sâu kín của mình: “Mình lấy chồng năm 28 tuổi, chồng cũng cùng ngành nên khá thông cảm cho công việc của nhau, yêu nhau gần 5 năm mới cưới nên xem như đã tìm hiểu kỹ về nhau rồi. Thế nhưng khi cưới rồi có bé gái đầu. Sau đó thì lại không có con nữa, là người có chuyên môn, chị đã đi chữa trị nhiều nơi, dùng những loại thuốc và phương pháp tiên tiến nhất mà vẫn không hiệu quả. Đây được gọi là tình trạng vô sinh thứ phát cực kỳ phổ biến ở giởi bác sĩ sản khoa. Chị rơm rớm nước mắt khi kể đến đoạn vì không có thêm đứa con trai nên chồng chị sinh ra cáu bẳn, ít quan tâm vợ con nên vợ chồng hay cãi vã, cuộc sống đã nặng nền lại càng mệt mỏi hơn. Chị đang có ý định bỏ chồng và bỏ luôn nghề Y, bỏ luôn cái “nghiệp sát sinh” ấy. Tôi cũng đã chứng kiến chị Kh. cũng không phải trường hợp hiếm trong ngành Y khi làm công việc nạo hút thai bị vô sinh, bị nghiệp chướng về hôn nhân, con cái hay các vấn đề khác trong cuộc sống.
Có thể khẳng định được rằng âm đức rất cần trong công việc của ngành Y và trên xã hội nói chung. Đây được xem là “phúc báo” để khắc phục công việc mang tính “sát sinh” như nạo, phá thai. Người ta vẫn thường truyền tai nhau rằng “đức năng thắng số” tức là con người dùng tài năng của mình để làm việc thiện, điều hay và tích âm, tích đức cho mình và cho người. Số mệnh dẫu có nghiệt ngã của công việc của một bác sĩ sản khoa thì cũng có thể tránh được nhiều “nghiệp chướng” bằng cách “hành thiện để tích âm đức” mỗi ngày.
Trang Minh – ytevietnam.edu.vn