Vì sao Điều Dưỡng không còn ham vào làm Bệnh Viện Nhà nước?
Đây là thực trạng đáng lo ngại đối với công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nước ta hiện nay. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì 1 bác sĩ cần có đến 4 Điều Dưỡng phụ tá. Tuy nhiên, Việt Nam đã thiếu nhân lực trầm trọng lại càng bị “chảy máu chất xám” khi Điều Dưỡng viên ra trường đều tìm đến nước ngoài để làm việc để có mức thu nhập cao.
- Nên học ngành y học dự phòng hay Điều Dưỡng?
- Điều Dưỡng viên nữ tuổi nào phải qua 2 lần đò mới yên bề gia thất?
- Kinh nghiệm để điều dưỡng phỏng vấn trúng tuyển vào Bệnh viện
Điều Dưỡng không còn ham vào làm Bệnh Viện Nhà nước
Điều Dưỡng viên phải chấp nhận xem bệnh viện là nhà
Đây là câu nói mà các sinh viên ngành Điều Dưỡng, Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur truyền tai nhau để chuẩn bị tinh thần đương đầu với những ngày tháng dài đằng đẵng làm việc và trực ở bệnh viện. Đặc thù công việc không cho phép họ có nhiều thời gian để đi chơi vào ngày cuối tuần, ở nhà dự lễ sinh nhật của người thân yêu hay chính những ngày lễ tết khi nhà nhà quây quần bên nhau thì màu áo trắng của các Điều Dưỡng viên vẫn đang tất tưởi ngược xuôi với thuốc, kim tiêm, dịch truyền, với ca bệnh khó, với những y lệnh của bác sĩ và còn nhiều nhiều những công việc không tên mà các Điều Dưỡng viên phải trải qua trên thực tế. Nhiều khi nhiều người đi học, đi trực rồi trụ lại với nghề bảo với nhau là làm nghề này thì phải xem bệnh viện là ngôi nhà thứ hai, công việc là sợi dây gắn họ với những phòng bệnh nên sẽ luôn phải hi sinh hạnh phúc của riêng mình. Điều này được các Giảng viên ngành Điều Dưỡng truyền đạt đến các em sinh viên nếu thực sự các em muốn trở thành một Điều Dưỡng viên giỏi thì nên cống hiến, phấn đấu và chấp nhận hi sinh nhiều thứ như thời gian riêng tư, tình yêu, mối quan hệ… và những điều khác nữa. Vậy nên tỷ lệ các sinh viên Điều Dưỡng học xong gắn bó với nghề lâu dài chỉ là rất nhỏ, chủ yếu sẽ chuyển hướng sang học Liên thông Điều Dưỡng hay đi nước ngoài, nơi có thiết bị làm việc và những chế độ tốt nhất để họ đảm bảo cuộc sống và mức thu nhập đáng mơ ước. Thực tế này càng giúp cho các bạn sinh viên ngành này sẽ có nhiều cơ hội làm việc, lương cao và không bao giờ phải lo thất nghiệp. Nhưng đó chỉ là viễn cảnh khi ra nước ngoài, nơi có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức khẻo đã trở thành bắt buộc chứ chưa phải ở Việt Nam.
Điều dưỡng viên thích đi nước ngoài hơn
Điều Dưỡng viên càng giỏi càng không muốn cống hiến cho nước nhà?
Điều này càng là căn cứ dẫn đến việc Việt Nam đang là quốc gia có tỷ lệ Điều Dưỡng viên thấp nhất khu vực Đông Nam Á và dưới tiêu chuẩn cho phép mà Bộ Y tế quy định. Trong khi các nước khác thì 1 bác sĩ thì sẽ có được 4 Điều Dưỡng để phụ tá giúp quá trình điều trị cho bệnh nhân được tiến hành một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn thì ở nước ta mới chỉ có 1 bác sĩ kết hợp với 1,5 Điều dưỡng để chăm sóc bệnh nhân. Vì thế, khó tránh áp lực của cả người thầy thuốc và đội ngũ Điều Dưỡng ngày càng cao hơn. Bác Lan, đang là Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội học buổi tối có con gái đang là sinh viên đang theo học Điều Dưỡng viên tâm sự: “Tôi cho con gái học Điều Dưỡng viên vì nhận thấy nhu cầu nhân lực ngành này khá cao, lại có nhiều cơ hội phù hợp với tính cách chu đáo, cẩn thận của con gái nhưng học đến năm 2 khi đi thực tập ở bệnh viện thì cháu lại nghe các anh chị đi làm tâm sự nên lại thay đổi ý định muốn đi làm ở Đức sau khi tốt nghiệp”. Điều này cũng là thực trạng chung ở nhiều sinh viên ngành Điều dưỡng vì họ cho rằng Việt Nam chưa có đủ tất cả các điều kiện làm việc tốt nhất, đặc biệt với những bạn sinh viên giỏi thì lại càng mong muốn tìm kiếm một môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức lương cao và đảm bảo đáp ứng cuộc sống. Chưa kể, ở nước ta sinh viên ngành Điều Dưỡng ra trường phải đối mặt với nhiều thiệt thòi. Nhân lực thiếu nên công việc phải đảm nhận cao gấp 3 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Chưa kể, công việc vừa phối hợp với bác sĩ trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân lại bệnh viện, phải túc trực bên bệnh nhân để báo cho bác sĩ khi có bất thường xảy ra, trực đêm vất vả, những năm đầu tiên ra trường thì lương thấp thậm chí còn phải làm không công từ 1- 2 năm mới có đủ kinh nghiệm để đảm nhận công việc quan trọng. Điều dưỡng viên khác y tá ngày xưa ở chỗ có chức năng độc lập tức là tự mình đưa ra quyết định thay đổi phác đồ hay sử dụng thuốc hay không, điều chỉnh kê toa thuốc…nên yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn liên tục là yêu cầu bắt buộc khiến nhiều sinh viên mới ra trường không mấy mặn mà để theo đuổi nghề ở Việt Nam.
Điều dưỡng viên thiếu nay càng thiếu hơn
Ngoài ra theo phân tích của một học viên đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thì Điều Dưỡng viên là nghề chịu khá nhiều áp lực, vừa phải chịu thái độ khinh khi, sỉ vả của người nhà bệnh nhân khi có vấn đề xảy ra vừa phải chịu lời la mắng từ bác sĩ nếu có sai sót, thậm chí đó là y lệnh của thầy thuốc thì Điều Dưỡng viên vẫn phải là người “đứng mũi chịu sào” đầu tiên.
Từ thực tế trên mà nhiều sinh viên ngành này muốn đi nước ngoài sau khi tốt nghiệp để nâng cao trình độ, có mức thu nhập tốt và tránh được cảnh thất nghiệp tạm thời từ 3 – 6 tháng khi tìm việc Điều Dưỡng ở Việt Nam. Do đó mà Điều Dưỡng viên càng giỏi thì càng không muống làm việc ở trong nước khiến nguồn nhân lực ở nước ta ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng. Với nhiều sinh viên học trình độ ở mức độ bình thường như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm tốt trong tương lai, tránh cạnh tranh nghề nghiệp như các ngành khác.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn