Việc trẻ tiêm nhiều vacxin cùng lúc có hại không?

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Do bố mẹ bận hoặc quên lịch nên trì hoãn tiêm chủng sang hôm khác dẫn đến việc một số trẻ được chỉ định tiêm bù cùng lúc khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

Chắc chắn rằng chúng ta, kể cả trẻ em hay người lớn đều không thích bị tiêm, đặc biệt đối với trẻ em mặc dù việc tiêm chủng là cực kỳ quan trọng nhưng khi các bé đau và quấy khóc khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Ngoài ra, việc tiêm chủng nhiều mũi cùng một lúc cũng khiến nhiều bố mẹ hoang mang. Vậy có nên chủng ngừa nhiều mũi cùng lúc?

Việc trẻ được tiêm nhiều vacxin cùng lúc có gây hại không?

Theo bác sỹ Chu Hòa Sơn giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết việc tiêm chủng nhiều loại vắc-xin trong cùng một buổi không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như khả năng sinh miễn dịch của mỗi vắc-xin. Hơn nữa việc tiêm chủng nhiều loại vắc-xin trong cùng một buổi tiêm chủng cho trẻ sẽ giúp giảm số lần cha mẹ phải đưa trẻ tới điểm tiêm chủng mà vẫn đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng đầy đủ, hạn chế tình trạng tiêm muộn, bỏ mũi do cha mẹ quên lịch hoặc trẻ bị ốm.

Tác động đến hệ miễn dịch: Ngay khi chào đời, mỗi ngày mỗi giờ trôi qua hệ miễn dịch của trẻ phải tiếp xúc với hàng ngàn mần bệnh khác nhau. Khi bé thở, ăn, hoặc cho tay vào miệng, vi khuẩn và vi rút sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời trên da có hàng triệu vi khuẩn gây bệnh cư trú, khi đó hệ miễn dịch của bé vẫn có thể bảo vệ cơ thể khỏi mọi nguy hại. Do đó, một mũi vắc xin chỉ chứa vài loại vi khuẩn hoặc vi rút không phải là vấn đề lớn với hệ miễn dịch của bé. Tiêm nhiều mũi vắc xin cùng lúc không làm hệ miễn dịch yếu đi. Ngược lại, đó là một sự thúc đẩy cho hệ miễn dịch và không hề gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng lưu ý để không làm lãng phí cơ hội được tiêm chủng đúng lịch cho bé.  Khi bố mẹ quyết định hoãn mũi tiêm của bé, có thể khiến hệ miễn dịch của bé mất nhiều thời gian hơn để đạt được mức độ bảo vệ thích hợp. Đôi khi, bé có thể bỏ lỡ luôn mũi chủng ngừa đó. Vì vậy, sẽ an toàn và tốt hơn khi bé được tiêm chủng đầy đủ theo lịch.

Làm sao để trẻ vượt qua được nỗi sợ tiêm?

Một mũi tiêm chỉ kéo dài một hoặc hai giây. Nhưng nhiều bố mẹ lo lắng rằng việc tiêm nhiều mũi cùng lúc sẽ khiến bé đau hơn. Thật ra, vấn đề chính nằm ở đây là nỗi lo sợ. Em bé sợ tiêm, bố mẹ cũng lo sợ  theo. Vậy bố mẹ cần làm gì để giúp bé?

Cô Lê Thị Hạnh giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết có rất nhiều cách để giúp bé giảm cảm giác đau cũng như nỗi sợ tiêm chủng. Ví dụ như:

  • Phản ứng của bố mẹ: giống khi một đứa trẻ chạy và ngã, phản ứng đầu tiên là sẽ nhìn về phía bố mẹ. Nên nếu bố mẹ tỏ ra thoải mái, trẻ thường sẽ ngồi yên và để mọi thứ diễn ra và chỉ cần một thời gian ngắn để thư giãn và trở lại bình thường. Ngược lại, nếu bố mẹ căng thẳng trẻ cũng sẽ lo lắng và quấy khóc nhiều hơn.
  • Làm trẻ phân tâm: bố mẹ có thể ôm trẻ, hát cho bé nghe một bài hát nhẹ nhàng, cho bé ôm đồ chơi hay vật dụng bé thích hoặc một phim hoạt hình để bé phân tâm. Tùy thuộc vào độ tuổi của bé mà bố mẹ đưa ra lựa chọn thích hợp.

Một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động mang lại hiệu quả cao là việc tiêm vacxin. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tại các trạm y tế xã, phường, trung tâm y tế trên toàn quốc.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới