Viêm đại tràng màng giả là như thế nào?
Viêm đại tràng màng giả là bệnh nhiễm khuẩn ở ruột già, nguyên nhân là do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra. Khi mắc bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau quặn bụng, sốt và tiêu chảy nhiều lần có thể gây nguy hiểm tính mạng.
- Lo lắng, căng thẳng thủ phạm gây viêm đại tràng co thắt
- Tìm hiểu viêm đại tràng co thắt để phòng tránh hiệu quả hơn
- Viêm đại tràng mãn tính điều trị muộn hậu quả khó lường
Viêm đại tràng giả mạc xảy ra khi nào?
Nguyên nhân gây viêm đại tràng giả mạc là do loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh, suy giảm miễn dich và nhiều nguyên nhân khác, đặc biệt ở người già.
Vi khuẩn phát triển gây nên viêm ruột, chúng tạo nên lớp màng dính vào thành ruột gọi là màng giả. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, viêm đại tràng giả mạc do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile (C.difficile).
Khi mắc viêm đại tràng giả mạc bạn sẽ thấy bị đau bụng, tiêu chảy, sốt lên tới 38 – 39oC. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, phân có khi lỏng, có thể có máu, nhày và mủ kèm theo. Các triệu chứng này bắt đầu trong vòng 1 – 2 ngày sau khi bắt đầu dùng một loại kháng sinh, hoặc có thể không xảy ra đến vài tuần sau khi ngừng kháng sinh.
Đâu là thủ phạm gây bệnh viêm đại tràng màng giả?
Theo các bác sĩ chuyên khoa viêm đại tràng màng giả, xảy ra khi vi khuẩn có hại trong ruột già, thường gặp nhất là C.difficile phát hành độc tố mạnh. Độc tố này gây kích ứng ruột, gây nên các dấu hiệu và triệu chứng viêm đại tràng màng giả.
Vi khuẩn C.difficile là loại vi khuẩn kỵ khí, sẽ sản sinh ra độc tố ruột và độc tố gây tế bào độc. Độc tố tác động vào niêm mạc đại tràng gây viêm và tăng bài tiết tạo nên giả mạc màu trắng. Lớp giả mạc này rất mềm, dễ bong, khi bong ra sẽ gây nên viêm loét và chảy máu niêm mạc.
Do đó nếu bạn dùng kháng sinh sau vài tuần ngưng dùng thuốc mà thấy đi ngoài ra máu thì nên nghĩ đến tác dụng của thuốc kháng sinh.
Viêm đại tràng giả mạc chỉ gặp ở một số người và một số loại kháng sinh. Theo thống kê kháng sinh nhóm beta-lactamin, nhóm cephalosporin, nhóm penicillin và kháng sinh nhóm lincosamide thường gặp tác dụng phụ này.
Bệnh viêm đại tràng giả mạc cũng hay gặp ở người trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu hay mắc một số bệnh như viêm ruột và ung thư đại tràng, đã từng phẫu thuật đường ruột thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Biến chứng từ viêm đại tràng màng giả
Hầu hết bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc khi phát hiện đã thấy cơ thể suy kiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Bị viêm đại tràng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như hạ kali trong máu, mất kali trong quá trình tiêu chảy quá nhiều, mất nước dẫn đến hạ huyết áp bất thường, suy thận do tiêu chảy, thủng ruột kết dẫn đến nhiễm khuẩn ổ bụng. Nhưng nếu phát hiện sớm các trường hợp đáp ứng tốt với điều trị.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy từng trường hợp bệnh nhân và mức độ bệnh các bác sĩ sẽ có hướng điều trị tích cực như ngừng dùng thuốc kháng sinh hiện tại và bắt đầu một kháng sinh hiệu quả với C.difficile.
Có một số trường hợp bị suy cơ quan tiến triển, vỡ đại tràng và viêm niêm mạc của thành bụng (viêm phúc mạc) cần phải phẫu thuật để điều trị.
Lời khuyên của thầy thuốc
- Kể cả khi điều trị căn bệnh chuyên khoa này thành công thì viêm đại tràng màng giả vẫn có thể trở lại trong khoảng vài tuần đến vài tháng sau khi điều trị. Bởi vậy bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: táo, chuối và cháo loãng.
- Tránh xa những thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến là đạu, các loại hạt và rau quả. Khi thấy cơ thể giảm những triệu chứng trên thì thêm chất xơ, thực phẩm và chế độ ăn uống trở lại.
- Nói không với chất béo, gia vị, thực phẩm chiên và các loại thực phẩm nào khiến các triệu chứng nặng thêm.
- Nên uống nhiều nước trái cây, nước lọc, tránh uống nước nhiều đường, nước có cồn hoặc café, coca có thể làm nặng thêm các triệu chứng.
Trên đây là một số điều cần biết về viêm đại tràng màng giả. Bệnh phát hiện sớm sẽ chữa trị dễ dàng.
Tuyết: ytevietnam.edu.vn