Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không thưa bác sĩ?
Theo các Bác sĩ bộ môn truyền nhiễm đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur “Viêm gan B là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm do virus Hepatitis B gây ra. Tất cả các đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già đều có nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Viêm gan B và viêm gan C là hai loại viêm gan siêu vi nguy hiểm nhất trong các loại virus gây viêm gan vì chúng có thể gây xơ gan, ung thư gan”.
- Điểm mặt 4 nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày
- Bệnh “U tuyến yên” có nguy hiểm không?
- Sự thật đằng sau Viêm nội mạc tử cung
Viêm gan B do Virut gây ra
Theo những tin tức y tế mới nhất của Tổ chức Y Tế Thế Giới thì hiện nay cả thế giới có khoảng 350 triệu người nhiễm viêm gan B, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á. Trong đó, tại Việt Nam có đến 20% dân số mắc căn bệnh nguy hiểm này. Đây là một con số đáng báo động về tình trạng nhiễm viêm gan B ở nước ta, việc hiểu rõ đường lây của viêm gan B có ý nghĩa tối quan trọng trong việc phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.
Đường lây nhiễm của viêm gan B
Viêm gan B có cách thức và đường lây gần giống như HIV, nhưng khả năng lây nhiễm của viêm gan B cao gấp 50-100 lần HIV. Bệnh viêm gan B có thể lây qua 3 con đường chính đó là lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường tình dục, lây truyền qua đường máu.
Cách thức lây truyền đầu tiên đó là lây truyền từ mẹ sang con, nếu trong quá trình mang thai mẹ nhiễm virus viêm gan B thì khả năng con mắc bệnh cũng rất cao và những đứa trẻ này có nguy cơ chuyển sang xơ gan và ung thư gan rất sớm.
Viêm gan B gây nhiều hậu quả nguy hiểm cho người bệnh
Cách thức lây truyền thứ hai đó là lây truyền qua đường tình dục, nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B thì khả năng bạn mắc bệnh khá cao.
Cách thức lây truyền thứ ba đó là lây truyền qua đường máu: Việc dùng chung kim tiêm, truyền máu (nếu người cho máu mắc bệnh viêm gan b) thì bạn rất dễ mắc viêm gan B. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B, dùng chung các vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
Viêm gan B có lây qua đường ăn uống, giao tiếp, nước bọt?
Trong bài luận văn tốt nghiệp của cô Nguyễn Thị Kim Huyền giảng viên Cao đẳng Xét Nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đã chỉ ra rằng một điều may mắn đối với những người có xét nghiệm HbsAg dương tính đó là chỉ có đến 90% trường hợp nhiễm virus B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và chỉ có 10% chuyển thành “người mang trùng mạn tính”.
Qua những cách thức lây truyền ở trên bạn có thể thấy bệnh viêm gan B không lây qua đường tiêu hóa (tức ăn uống và nước bọt) mà lây qua đường máu. Tiếp xúc hằng ngày không làm lây nhiễm viêm gan B. Do vậy không cần thiết phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt riêng với người bệnh. Tuy nhiên, các trường hợp bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B cần hết sức cẩn thận, vì có thể chỉ một vết trầy xước nhỏ trên cơ thể nếu vô tình tiếp xúc với người khác là đã có thể truyền mầm bệnh cho họ.
Các đường lây của viêm gan B
Hiện nay, thế giới đang nghiên cứu và áp dụng thuốc đặc trị cho viêm gan B, chủ yếu là Interferon alpha, nhưng hiệu quả điều trị còn chưa ổn định vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc. Đối với những người đã xét nghiệm có HbsAg dương tính, nên phòng bệnh bằng ăn uống hợp lý đảm bảo sức khỏe, kiêng rượu bia, thuốc lá, uống nhiều nước.
Bạn Hà Anh đang theo học Văn bằng hai Cao Đẳng Điều Dưỡng học thứ 7, chủ nhật chia sẻ bố cô bị viêm gan B gần chục năm nay nhưng vẫn ăn uống, sinh hoạt chung với các thành viên trong gia đình bình thường và không hề có chuyện ăn uống chung với người bị viêm gan B thì sẽ mắc viêm gan B như nhiều người vẫn nghĩ.
Mong rằng với những tư vấn của chúng tôi bạn đã hiểu thêm về đường lây của viêm gan B và hiểu được rằng viêm gan B không lây qua đường ăn uống.
Ngọc Mai- ytevietnam.edu.vn