Viêm tai giữa ở trẻ và cách nhận biết viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ được xếp vào nhóm bệnh về viêm đường hô hấp trên. Viêm tai giữa là tình tạng viêm ở vùng tai giữa. Bệnh có nhiều dạng khác nhau nhưng  đều khiến trẻ bị dịch và chảy mủ tích tụ trong tai giữa làm đau, đỏ màng nhĩ và sốt ở trẻ.

Viêm tai giữa là tình tạng viêm ở vùng tai giữa
Viêm tai giữa là tình tạng viêm ở vùng tai giữa

Cấu tạo của tai

Theo các bác sĩ, tai được chia làm 3 phần gồm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm vành tai và ống tai.

Tai giữa bao gồm màng tai, một hốc xương gọi là hòn tai. Màng tai (màng nhĩ) là một màng mỏng hình bầu dục, nằm hơi nghiêng ra sau, lõm ở giữa, ngăn cách hoàn toàn với ống tai ngoài. Màng tai bịt lên hòn tai nên khó thấy bằng mắt thường. Màng tai có lớp xương ở giữa chắc chắn nhưng lại dễ bị phá hủy gây thủng màng tai khi bị viêm nhiễm hoặc ứ dọng dịch trong tai giữa.

Mang tai thường dễ bị thủng khi có các chấn thương cơ học (chọc, ngoái tay), chấn thương áp lực (bị tát vào tai, sức ép bom đạn, ngã…), chấn thương âm.

Tai giữa có vai trò rất quan trọng trong cơ chế nghe sinh lý, nhất là màng nhĩ và xương con. Nếu có bất kỳ trục trặc nào đến hệ thống này đều có thể gây dán đoạn sự truyền dẫn sóng âm vào trong tai gây kém nghe hoặc điếc.

Tai trong là đầu mối của thần kinh tiếp nhận tín hiệu âm thanh truyền qua dây thần kinh thích giác để lên não và nghe được. Tai trong nằm ở hốc xương có hình xoắn 2,5 vòng nên còn gọi là ốc tai.

Cấu tạo của tai được chia làm 3 phần

Viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ chủ yếu là viêm cấp do nhiễm trùng, ứ đọng dịch trong hòn tai. Trẻ em rất dễ bị viêm tai giữa bởi hay bị viêm mũi họng khiến cho vi khuẩn lan lên tai gây viêm tai giữa.

Với trẻ em, vòi nhĩ (vòi nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn so với người lớn nên dễ làm cho vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng lan lên tai giữa, nhất và với trẻ nhỏ hay nằm ngửa khiến cho tai ở thấp hơn mũi họng. Hơn nữa khi nằm ngửa vòi nhĩ sẽ mở rộng làm cho các chất xuất tiết ở mũi chảy vào hòm tai.

Thông thường niêm mạc đường hô hấp (mũi, họng, hòm tai, khí phế quản…) ở trẻ khá nhạy cảm, dễ phản ứng với kích thích hóa, lý và cơ học bởi hiện tượng xuất tiết dịch, làm dịch ứ đọng ở hòm tai gây viêm tai giữa.

Viêm tai giữa cấp có thể khiến cho trẻ thủng màng nhĩ, tiêu xương, gián đoạn xương con và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khiến trẻ bị kém nghe, rối loạn ngôn ngữ nói và ảnh hưởng đến việc giao tiếp xã hội của trẻ…Chính vì vậy mẹ và bé cần hết sức cẩn thận để tránh bị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ vì vậy cần sớm điều trị

Triệu chứng viêm tai giữa

Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường có triệu chứng sốt cao khoảng 39 – 40 độ, nhức đầu, quấy khóc, bú kém hay nôn trớ.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ khiến cho trẻ rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu nên đi ngoài phân lỏng nhiều lần, không có phản ứng khi có tiếng động, đau tai và khó chịu.

Nếu tình trạng này để lâu khiến trẻ chảy mủ tai, còn các triệu chứng trên sẽ giảm dần nhưng có thể gây ra hậu quả nặng hơn.

Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version