Viết cho những ai mang danh “thiên thần áo trắng”
Đâu chỉ đơn giản là cầm ống nghe, là thăm khám, là trực bệnh viện, thực tế nhân viên y tế còn phải luôn phấn đấu hết mình sao cho trọn cái “tâm” của người bác sĩ.
- 10 điều mà bạn cần thành thật với Bác sĩ trị liệu của mình
- Lưu ý khi sử dung thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ nhỏ
- Điểm mặt những biểu hiện của bệnh tăng huyết áp ai cũng cần biết
Viết cho những ai mang danh “thiên thần áo trắng”
Nghề nào cũng lắm vất vả, truân chuyên tuy nhiên có lẽ không có cái nghề nào lại lắm nỗi lo sợ như ngành Y, nỗi lo sợ đa phần đến từ sự “ưu ái” mà xã hội “ban tặng”.
Những góc khuất đằng sau chiếc áo Blouse trắng
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về công việc của người làm ngành Y như tôi, từ ngày còn là một cô sinh viên trên giảng đường, cho đến những ngày được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng. Tôi muốn kể cho bạn nghe sự thật rằng, làm nghề Y có thật sự sướng, có thật sự giàu như nhiều người vẫn luôn lầm tưởng. Và sự thật rằng, vì sao cái nghề của chúng tôi lại cứ mã con mồi, là tâm điểm để cho dư luận cắn xé, xỉa xói!
Ngành y có lẽ là ngành học có số điểm đầu vào cao nhất nhì so với các ngành học còn lại, người có thể đậu vào các trường ấy là những bạn trẻ ưu tú trong tất cả các bạn trẻ với số điểm cao “ngất ngưỡng” trong Kỳ thi THPT Quốc gia. Đậu được trường y đã là điều không hề dễ dàng, nhưng để học tập, tồn tại và theo đuổi đến cùng với đam mê lại càng khó khăn hơn gấp bội.
Đối với một người con gái học ngành Y, có lẽ “thanh xuân” chỉ để dành cho nghề, cho những bài học thực hành, cho những ngày trực thâu đêm ở bệnh viện. 6 năm đại học có là gì so với khoảng thời gian học lên để trở thành một bác sĩ, có một vị trí chính thức tại nơi mình công tác. Để thực sự có đủ trình độ tay nghề cứu chữa cho một người bệnh bạn phải mất hơn 10 năm là còn ít. Nữ sinh viên ngành y – danh xưng có vẻ vang đấy, có tự hào đấy, thế nhưng họ nào biết, người con gái ngành y đã phải hy sinh và đánh đổi biết bao nhiêu, bỏ quên thời gian chăm sóc bản thân mình, quên thời gian để hò hẹn, vui chơi với bạn bè.
Có thể nói ngành Y là một ngành điển hình cho việc “Học, học nữa, học mãi”…học suốt đời. Vậy nhưng, cuộc đời con người con gái có bao nhiêu lần tuổi trẻ? Liệu bạn có dám tự tin rằng khẳng định rằng, vào một ngày nào đó trong tương lai, bạn sẽ chẳng hối hận, chẳng nuối tiếc khi trót chọn ngành Y. Thanh xuân của đời người con gái ngắn ngủi, tốt nghiệp đại học khi đã vào tuổi 24 – 25 tuổi, bạn bè xung quanh đều lần lượt hẹn hò và lập gia đình, chỉ có người con gái ngành y vẫn mãi cô đơn một mình nơi ấy, họ cũng buồn và cô đơn như bao người, cũng mong muốn được như bạn bè, vì họ dù mạnh mẽ đến đâu cũng chỉ là người con gái.
Bác sĩ và những “nỗi sợ” không tên
Những góc khuất đằng sau chiếc áo Blouse trắng
Chia sẻ trên trang Blog tâm sự nghề Y, bác sĩ Hương Giang – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tâm sự, công việc hằng ngày của một nữ bác sĩ đều xoay quanh bệnh viện cùng bệnh nhân, để rồi tuổi thanh xuân tươi đẹp của người con gái dần trôi qua trong quên lãng, đến khi họ “giật mình” nhìn lại thì đã dần bước vào tuổi “băm”, độ tuổi chín chắn và trưởng thành của người phụ nữ. Lúc này, tình yêu với họ chẳng còn quan trọng như trước, họ đủ lớn để nhận thức được tình tài mới đem lại cuộc sống tươi đẹp cho mình, không mong muốn những “phù phiếm” hay cám dỗ bên ngoài. Thế nhưng, dù “ngụy trang” giỏi đến đâu đi chăng nữa, trong họ vẫn luôn có “ngọn lửa” cháy bỏng, khao khát được hạnh phúc và cũng được “yên bề gia thất” như bao người bởi suy cho cùng, là con gái mấy ai được mạnh mẽ.
Có lẽ, không nghề nào lại lắm nỗi sợ hãi như nghề Y, nỗi sợ thanh xuân qua mau, chưa kịp làm gì đã già và phần nhiều nỗi sợ đến từ sự ưu ái mà xã hội ban tặng. Nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng, nghề y luôn được vinh danh trong Top những nghề cao quý, xã hội gọi chúng tôi là những “thiên thần áo trắng”, là người “mẹ hiền”, thế nhưng, xin thưa rằng, chúng tôi thực chất chỉ là những “thiên thần” bị đày đọa, là bảo mẫu của thiên hạ.
Những người bác sĩ ngày đêm túc trực trong bệnh viện, thế nhưng nỗi lo về cơm, áo, gạo, tiền nào có buông tha. Nghề Y chẳng giàu như nhiều người vẫn nghĩ. Trong khi chúng tôi làm việc không quản ngày đêm thì với thù lao 3-4 triệu là mức lương của một điều dưỡng công, 6-7 triệu/tháng cho tất cả bao gồm trực gác, ngồi thêm phòng khám ngoài giờ, gặp khoảng 200 ca bệnh mỗi ngày, chạy ngược xuôi, làm việc cần mẫn như một con ong chăm chỉ. 5-6 triệu được trả cho người bác sĩ công và thêm được vài ba triệu khi thường xuyên trực gác, ngồi phòng khám gặp khoảng 100 bệnh/ngày.
Bên cạnh đó, những nỗi sợ như: sợ bị hành hung, sợ bị đền, sợ lây bệnh… cũng trở thành những nỗi ám ảnh của người bác sĩ. Dù vất vả và nhiều tai tiếng nhưng tất cả những người theo đuổi nó vẫn đang cống hiến và lao động hết mình. Vẫn còn nhiều lắm sự hy sinh thầm lặng của những con người ấy, và cũng vẫn còn nhiều lắm những người luôn tin tưởng và suy nghĩ về họ thực sự như là những “lương y như từ mẫu”.
Nếu đã chọn ngành Y, hãy thật kiên cường và vững bước nhé!
Nguồn: ytevietnam.edu.vn