Việt Nam tiến đến xuất khẩu Vắc – xin ra thị trường thế giới
Hiện tại trên thế giới chỉ có một số ít các nước sản xuất được Vắc – xin, ngay như ở Châu Á cũng chỉ có 3 nước có khả năng sản xuất được Vắc – xin đó là Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển ngành công nghiệp Dược phẩm và tạo vị thế trên bản đồ Dược phẩm trên thế giới.
- Việt nam tự sản xuất được vắc xin Sởi – Rubella
- Cơ hội để Việt Nam trở thành nước Công nghiệp sản xuất vắc xin
- Chế thành công vắc xin khô không cần bảo quản
Chất lượng Vắc xin Việt Nam chuẩn để xuất khẩu
Trước đó để tạo điều kiện cho việc hình thành mô hình sản xuất Dược phẩm cũng như vắc – xin theo hướng công nghiệp. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê chuẩn đồng ý cho việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Vắc – xin quy công nghiệp để Việt Nam có thể chủ động nguồn cung cấp vắc – xin.
Về phía chất lượng vắc – xin được thử nghiệm, mới đây Bộ Y tế đã cho kết quả thử nghiệm lâm sàng cho vắc – xin phối hợp Sởi – Rubella do Trung thâm Nghiên cứu và sản xuất vắc – xin và sinh phẩm y tế sản xuất. Kết quả này cho thấy chất lượng vắc – xin này rất tốt và có thể đưa vào dử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nước ta vào năm 2017 sắp tới. Việc cho ra đời vắc – xin phối hợp Sởi – Rubella đánh dấu một sự phát triển trong việc sản xuất vắc – xin của nước ta lên con số 11/12 vắc – xin tiêm chủng. Ngoài ra dấu mốc này còn đánh dấu là 1 trong 25 quốc gia trên thế giới sản xuất được vắc – xin.
Hiện tại chỉ còn mộ vắc – xin duy nhất và 5 trong 1 Quinvaxem là phải nhập khẩu. Và những năm tới Việt Nam cũng sẽ chủ động trong việc sản xuất vắc – xin này để tiến tới xuất khẩu vắc – xin sang các nước.
Hình thành hệ thống cơ sở để sản xuất và các chứng nhận để tiến tới xuất khẩu vắc – xin
Hiện tại với 4 cơ sở sản xuất vắc – xin và đã sản xuất được 13 loại vắc – xin bao gồm: Vắc – xin phòng ngừa lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm gan A, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn, tiêu chảy do Rota virus, rubella.
Theo báo cáo của Bộ Y tế hiện tại các nhà máy vắc – xin của Việt Nam và các nhà mấy sản xuất Thuốc Việt Nam đang có công suất lớn hơn nhu cầu sử dụng trong nước. Cụ thể đối với việc sản xuất vắc – xin Viêm não Nhật Bản B có thể đạt tới 12 triệu liều 1 năm nhưng nhu cầu sử dụng chỉ 8 triệu liều. Vắc – xin sởi được 7,5 triệu liều 1 năm chỉ dùng hết có 3 triệu, bại liệt là 40 triệu liều 1 năm chỉ dùng hết 7,5. Do đó mục tiêu trong những năm tiếp theo là tìm thị trường để xuất khẩu.
Ngoài ra Việt Nam cũng đang sản xuất vắc – xin đơn lẻ và dự tính đang phối kết hợp để sản xuất vắc – xin 5 trong 1 và 6 trong 1. Và với mục tiêu là đến năm 2020 sẽ hoàn toàn độc lập sản xuất vắc – xin phối hợp này.
Trước đó, TS. Trương Quốc Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Dược phẩm cũng chia sẻ hiện tại chúng ta đang xuất khẩu vắc – xin sang các nước như Đông ti mo, Hàn Quốc, Philippin, Myanma. Đồng thời với việc đạt chuẩn NRA của tổ chức sức khỏe Thế giới. Thì trong khoảng 20 năm nữa Việt Nam sẽ trở thành cường quốc trong sản xuất vắc – xin thế giới.
Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn