Virus RSV gây bệnh viêm đường hô hấp lây lan qua những con đường nào?

RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh. Vậy virus RSV lây qua đường nào?

Virus RSV viêm phổi là gì?

Virus RSV viêm phổi là gì?

Giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, RSV (respiratory syncytial virus) hay virus hợp bào hô hấp là tác nhân đứng hàng đầu trong bệnh cảnh viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.

Virus RSV viêm phổi có biểu hiện giống với cảm cúm do siêu vi thông thường ở đa số trường hợp, chỉ một số ít trẻ em nhiễm virus RSV viêm phổi diễn tiến nặng với các triệu chứng khó thở, khò khè, ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là loại siêu vi dạng chuỗi RNA và là tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Hiện nay, virus RSV viêm phổi được phân thành 2 type A và B. Đặc trưng của loại virus này là gây bệnh theo mùa, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là đối tượng lây nhiễm chính.

Nhiễm virus RSV có các mức độ khác nhau, từ không triệu chứng đến các trường hợp biểu hiện nhẹ và có khả năng diễn tiến nặng thành viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Virus RSV viêm phổi có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên dịch do virus RSV gây ra thường đạt đỉnh trong mùa mưa ở các tỉnh phía Nam hoặc mùa lạnh ở các tỉnh phía Bắc. Ở các nước ôn đới, bệnh bùng phát vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân hằng năm.

Virus RSV lây qua đường nào?

Virus RSV lây qua đường nào?

Virus RSV lây qua đường nào là vấn đề rất được quan tâm, từ con đường lây nhiễm sẽ đưa ra được các biện pháp phòng bệnh do siêu vi này gây nên. Các đường lây nhiễm RSV có thể gồm:

Các bác sĩ cho biết, cha mẹ cần chú ý những biện pháp phòng virus RSV viêm phổi cho trẻ:

Đặc biệt cần lưu ý đối với những trẻ mắc bệnh hô hấp thường xuyên hoặc bệnh tim bẩm sinh. Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp như sốt ho, khó thở… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị thích hợp.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Exit mobile version