Với Bác sĩ áp lực tâm lý đáng sợ hơn công việc
Bước chân vào nghề Y mới biết rằng sự thực không hề màu hồng như thủa học sinh vẫn còn mơ mộng, tiếp xúc với nghề rồi mới thấy bạc bẽo và vỡ mộng.
- Sinh viên Ngành Y và những câu hỏi “chất” nhất quả đất
- Đàn ông lấy được 3 con giáp nữ ngành Y này may mắn cả đời
- Sự hi sinh đóng góp của Bác sĩ chưa được nhìn nhận đúng đắn
Bác sĩ phải đối diện nhiều áp lực
Không chỉ công việc thực tế đối với sinh viên ngành Y quá trình học tập cũng là bao nỗi nhọc nhằn vất vả. Cả tuần chỉ có học và học liên tục còn ngày cuối tuần sẽ thi và kiểm tra, khối lượng kiến thức y học khổng lồ, từ ngữ chuyên ngành cực khó hiểu bởi vậy có không ít bạn bỏ học vì không chịu nổi áp lực. Không chỉ vậy ngoài những lúc ở trên giảng đường sinh viên sẽ phải đi trực đêm ở bệnh viện 24/24 mặc bao mệt mỏi vất vả.
Với Bác sĩ áp lực tâm lý đáng sợ hơn công việc
Bác sĩ trẻ Thanh Lam đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đảm nhiệm giảng dạy Chuyển đổi Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Hàng ngày Bác sĩ phải tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân trong tình trạng mệt mỏi, đau đớn vì bệnh tật ai cũng muốn tới lượt khám nhanh trong khi đó cơ sở vật chất thiếu thốn, không gian chật chội, bệnh nhân nhiều, thời gian ít… gây áp lực rất lớn với Bác sĩ. Thậm chí có những gia đình sẵn sàng gây hấn để người nhà của mình được khám bệnh đầu tiên. Tuy nhiên với Bác sĩ nếu không có áp lực thì không còn nghề, bởi đó là một phần tất yếu của công việc.
Đối với Bác sĩ áp lực căng thẳng nhất khi tính mạng bệnh nhân đang nằm trong tay mình nếu không thận trọng để xảy ra sai sót sẽ khó có thể cứu vãn được tình thế. Bởi vậy không thể nào khám chữa bệnh qua loa được, Bác sĩ giỏi cần nghiêm túc học tập, làm việc trau dồi kinh nghiệm cũng như cập nhật kiến thức của nền Y học hiện đại.
Bác sĩ chịu nhiều áp lực về tâm lý
Phần lớn Bác sĩ gặp áp lực về tâm lý, còn công việc nào có hề chi, thử hỏi nghề nào chẳng có những vất vả riêng. Tuy nhiên với Bác sĩ đó là nghề đặc thù mà áp lực tâm lý nặng nề có thể khiến họ suy sụp, thậm chí phải bỏ việc. Bởi Bác sĩ cũng như bao người bình thường có đủ những cung bậc cảm xúc của mình, trong khi hành nghề ở Việt Nam khó khăn gian nan gấp nhiều lần so với các nước khác. Giảng viên Hiền Lương công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Bác sĩ phải chịu trách nhiệm chính về tính mạng sức khỏe của bệnh nhân, mỗi ngày họ bắt đầu với một khối lượng công việc khổng lổ chẳng có thời gian nghỉ ngơi, người thầy thuốc luôn phải chiến đấu với chính bản thân mình mới có thể đứng vững trong nghề. Không những vậy trước những nỗi đau cá nhân Bác sĩ phải tự quyết định được thái độ của mình việc đó vô cùng khắc nghiệt, bởi có mấy ai đủ can đảm đứng vững để phẫu thuật cho bệnh nhân khi hay tin người nhà mất, gặp nạn…
Ai cũng có những nỗi đau cá nhân trong cuộc sống nhưng mỗi người có một cách lựa chọn thái độ sống với nó hoặc đau buồn, bi lụy hoặc không bận tâm. Một khi đã trở thành Bác sĩ, bạn cần phải học cách cân bằng và kiềm chế cảm xúc của mình để có thể tập trung vào công việc cứu chữa bệnh nhân một cách tốt nhất. Nữ Bác sĩ trẻ Thanh Hiền phụ trách Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Người thầy thuốc phải hi sinh quyền lợi, cảm xúc cá nhân, chuyện riêng của mình vì bệnh nhân, tập thể , họ chấp nhận đủ những thiệt thòi đổi lấy sự an toàn, sự sống cho bệnh nhân. Đã có rất nhiều trường hợp Bác không cứu được người nhà của bệnh vì họ còn tập trung cứu bệnh nhân, đó là một sự thật đau lòng trong ngành Y. Nói như vậy không có nghĩa Bác sĩ vô cảm, máu lạnh mà họ cần chia sẻ, cảm thông với mọi người xung quanh.
Bởi vậy giữa Bác sĩ và bệnh nhân cầm có đồng cảm chia sẻ, nhẫn nại với nhau để có thể khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Một khi đã theo ngành Y sẽ không tránh khỏi những nhọc nhằn , khó khăn vất vả, chỉ mong sao xã hội dư luận thông cảm nhìn nhận về ngành Y đúng đắn nhất để Bác sĩ có thể yên tâm cống hiến cho nghề.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn