Vực dậy nghề Y – Nghề cao quý bằng cách nào?
Xã hội phát triển, cuộc sống thay đổi quan điểm cái nhìn về nghề Y, về người thầy thuốc cũng khác so với trước rất nhiều…
- Tăng giá dịch vụ y tế có nên hay không là câu hỏi còn bỏ ngỏ?
- Cần lắm một ngành Y nhân văn, có tình người
- Nên nhìn nhận Y đức thế nào trong nền kinh tế thị trường?
Chất lượng đầu vào của nghề Y đang xuống cấp
Trước đây để vào được ngành Y hệ thống các trường đào tạo Y khoa tuyển chọn sinh viên vô cùng khắt khe, họ không những xuất sắc còn phải có nền tảng giáo dục văn hóa, đạo đức tốt. Các Giáo sư, giảng viên có nhiều kinh nghiệm được xem là trí thức lớn trong xã hội. Môi trường Y khoa, bệnh viện là nơi mà vị thế của sinh viên ngành Y, Bác sĩ được đánh giá cao. Sau khi ra trường các Bác sĩ có việc làm ổn định, thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung, nhiều thế hệ Bác sĩ tài giỏi đã góp phần củng có vị thế của người thầy thuốc cũng như nghề Y trong xã hội.
Vực dậy nghề Y bằng cách nào?
Hiện nay ngành Y tuyển sinh ồ ạt, mỗi năm có hơn 500 sinh viên Y khoa đăng kí học trở thành bác sĩ. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y đã có nhiều mức độ tuyển sinh cũng như hình thức đào tạo như: Tại chức, cử tuyển, chuyên tu, giảm điểm, hạ điểm… chính vì vậy chất lượng đầu vào của sinh viên Y khoa cũng bị giảm đi nhiều, dẫn đến sự chênh lệch lớn về trình độ sinh viên.
Giảng viên Nam Anh phụ trách Đào tạo văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Khi chất lượng và số lượng không được đảm bảo thì chất lượng đào tạo cũng xuống cấp theo. Bởi vì thiếu thầy, chất lượng giảng dạy của thầy cũng là vấn đề, điều kiện thực hành, cơ sở vật chất cũng xuống cấp. Các bệnh viện và bệnh nhân cũng bị “ám ảnh” bởi số lượng sinh viên thực tập quá đông, không chỉ các tiêu cực trong ngành Y cũng khiến các bạn sinh viên bị ảnh hưởng không còn sự tôn trọng nhiều với ngành nghề mình đang theo đuổi. Thậm chí các Bác sĩ tân khoa chưa có đủ trình độ, kiến thức bản lĩnh đối mắt với thực tế trong nghề, có không ít những ước mơ hoài bão về ngành Y cao quý bị thui chột.
Không những vậy thời gian đào tạo một bác sĩ rất dài, 6 năm đèn sách bỏ ra bao công sức tiền bạc để rồi lại phải loay hoay xin việc, muốn được làm ở bệnh viện tốt phải “chạy chọt” gửi gắm nhiều nơi tốn thêm một khoản khá khá để có một chân trong bệnh viện. Vậy nhưng lương khởi điểm của Bác sĩ mới ra trường rất thấp. gia đình phải bù lỗ các khoản đầu tư cho con ăn học làm Bác sĩ. Trong khi Bác sĩ mới ra trường đã dấn thân vào những thử thách áp lực, cam go, căng thẳng,trách nhiệm cao, sự kỳ vọng của bệnh nhân, xã hội dồn lên quá nhiều.
Làm bác sĩ ở Việt Nam quá cực nhọc
Học 6 năm mới ra trường làm gì có người bệnh nào tin tưởng một bác sĩ trẻ còn non kiến thức, kinh nghiệm yếu tay nghề chưa vững. Họ phải mất thêm 5-10 năm để học chuyên khoa I, II, thực hành mới có thể vững vàng về chuyên môn tay nghề và có được sự niềm tin của người bệnh. Mỗi ngày ngoài giờ làm việc Bác sĩ phải trực gác theo chế độ, tranh thủ làm phòng mạch, chạy vạy kiếm thêm tiền để cải thiện cuộc sống bởi lương không đủ sống. Ngoài ra Bác sĩ còn phải thường xuyên đối mặt với các tai biến Y khoa, kiện tụng, bệnh nhân quá khích… Trong khi sai sót ngành Y khó tránh khỏi bởi Y học càng tiên tiến hiện đại lại đi kèm với tỉ lệ rủi ro cao.
Điều dưỡng viên Minh Hạnh ở bệnh viện Phụ Sản Trung Ương đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược ngoài giờ hành chính cho biết: Ngành nào cũng đều có những sai sót riêng nhưng riêng ngành Y xảy ra biến chứng, sai sót sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nặng nề. Những người thầy thuốc không mong muốn bệnh nhân của mình bị biến chứng nhưng năng lực Y khoa của Bác sĩ có giới hạn dù đã nỗ lực cứu chữa. Vô hình chung hình ảnh Bác sĩ xuống cấp trong con mắt của nhiều người, tất cả đều quy chụp lỗi do bác sĩ gây ra khi có những sự cố Y khoa. Không ít người bệnh đến gặp bác sĩ chữa bệnh mang một tâm trạng nghi ngờ, thiếu niềm tin.
Chọn nghề Y là một sự hi sinh lớn
Thiết nghĩ phải là những có nhiều can đảm, dũng cảm mới dám chọn ngành Y và tiếp tục làm việc trong nghề. Bởi trong xã hội thiếu niềm tin, thiếu sự cảm thong thấu hiểu nhau đó là một sự hi sinh lớn cho nghề nghiệp. Đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Có không ít các bác sĩ mới ra trường đã phải từ bỏ nghề Y bởi không thể chịu được quy luật khắt khe, tiêu cực trong nghề cũng như áp lực cuộc sống để rồi nhận ra hình như mình không còn “Y đức”. Tuy nhiên các yếu tố cấu thành đạo đức, tài năng, vị thế hình ảnh của người thầy thuốc mà xã hội vốn rất kì vọng bị xuống cấp trầm trọng không có điểm dừng. Chúng ta cần nhìn làm gì để vực dậy một nghề cao quý, làm sao để bản lĩnh nghề nghiệp, vị thế Bác sĩ có thể đáp ứng sự kì vọng của xã hội. Điều đó cần sự chung tay xây dựng của xã hội chứ không phải nói lí thuyết suông cho có nếu muốn vực dậy nghề Y.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn