Xét nghiệm giang mai gồm có những phương pháp nào?
Bệnh giang mai là bệnh gây nên bởi xoắn khuẩn giang mai, xoắn khuẩn giang mai còn xâm nhập vào máu và hủy hoại các cơ quan nội tạng. Ngoài việc nhận biết bệnh giang mai qua các triệu chứng lâm sàng thì việc làm các xét nghiệm giang mai là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ việc phải làm những loại xét nghiệm nào để xác định bệnh giang mai.
- Nguyên nhân gây bệnh giang mai không đơn giản chỉ là quan hệ tình dục
- Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu như thế nào?
- Điều trị bệnh giang mai bằng thuốc cần phải lưu ý những gì?
Các phương pháp xét nghiệm giang mai
- Xét nghiệm khi chưa có biểu hiện
Khi xoắn khuẩn giang mai mới xâm nhập vào cơ thể nên việc xét nghiệm giang mai tương đối phức tạp vì chưa có biểu hiện gì. Ở giai đoạn mới bị nhiễm giang mai do cơ thể chưa tạo ra kháng thể, vì vậy cách xét nghiệm chuẩn xác nhất vẫn là lấy các dịch mủ ở vết loét, dịch âm đạo ở nữ và dịch niệu đạo ở nam soi dưới kinh hiển vi để xác định xoắn khuẩn giang mai.
- Khi có biểu hiện thì làm xét nghiệm RPR và TPHA
Khi có biểu hiện lâm sàng thì thường áp dụng hai phương pháp xét nghiệm y tế Test Rapid Plasma Reagin (RPR) và Treponema Pallidum Haemagglutination Asay (TPHA).
- Test Rapid Plasma Reagin (RPR)
Đây là một xét nghiệm giang mai sàng lọc các kháng thể có trong máu được sử dụng trong việc chuẩn đoán bệnh giang mai. Bên cạnh đó xét nghiệm này còn được áp dụng cho những người có các triệu chứng của những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sau khi xét nghiệm, nếu tình trạng xoắn khuẩn giang mai không thay đổi hoặc có chiều hướng tăng lên có thể cơ thể không đáp ứng được với điều trị, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
- Treponema Pallidum Haemagglutination Asay (TPHA)
Xét nghiệm Treponema Pallidum Haemagglutination Asay (TPHA) là xét nghiệm thay thế Test Rapid Plasma Reagin (RPR) để khẳng định xoắn khuẩn giang mai có trong máu, vì xét nghiệm RPR không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác. Phản ứng sàng lọc TPHA cho kết quả xét nghiệm giang mai dương tính thì khả năng nhiễm bệnh giang mai là rất cao. Nếu trường hợp không có hành vi quan hệ tình dục nào mà vẫn mắc phải bệnh giang mai thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện tiếp xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody – Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc, phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác.
Một số điều cần phải lưu ý khi xét nghiệm giang mai
Đối với trường hợp xét nghiệm giang mai thần kinh thì cần phải làm xét nghiệm RPR dịch não tủy xác định các xoắn khuẩn giang mai có trong dịch não tủy hay không. Trong một số trường hợp khi làm các xét nghiệm giang mai đối với những trường hợp bệnh như ung thư, thai phụ, tuổi tác…thì các trường hợp này nên chuẩn đoán thận trọng và cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm y tế sàng lọc khác.
Nếu áp dụng phương pháp làm xét nghiệm giang mai khẳng định bạn bị bệnh thì người bệnh cần phải chủ động theo dõi những triệu chứng của bệnh giang mai để có những biện pháp điều trị kịp thời, tốt nhất người bệnh nên làm xét nghiệm mỗi tháng một lần.
Đối với trẻ sơ sinh không bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ khi được sinh ra thì nếu kết quả xét nghiệm giang mai RPR cho kết quả dương tính thì cần phải tiến hành làm xét nghiệm TPHA để khẳng định lại. Nếu trẻ có chỉ số PRP cao hơn mẹ thì khả năng trẻ bị nhiễm bệnh từ mẹ là rất cao, lúc này cần phải tiến hành điều trị ngay cho bé, tránh gây ra những hậu quả không mong muốn.
Trên đây là một số thông tin cần biết về những phương pháp xét nghiệm giang mai. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên cơ thể mọi người nên đi làm các xét nghiệm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, tránh để bệnh gây ra những biến chứng đáng tiếc cho cơ thể.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn