Xông lá trị cảm cúm và điều bạn chưa biết

Thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn và virut gây nên cảm cúm đặc biệt là với những người có sức đề kháng kém.

Tác dụng của xông lá trị cảm

Phương pháp trị cảm dùng cho cả hai thể cảm hàn và cảm nhiệt. Một số loại lá nấu nước xông có chứa tinh dầu cực kỳ hữu hiệu trong giải cảm tiêu độc.

Bạn có thể kết hợp nhiều loại lá khác nhau như lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre, lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà,… Đây là những nguyên liệu dễ kiếm mọc ở vườn nhà có hiệu quả tốt trong phòng và điều trị rất nhiều bệnh.

Xông lá cách trị cảm phổ biến mọi người thường dùng

Theo quan niệm đông y, nhiệt độ cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Nhưng khi cơ thể bị cảm, lỗ chân lông bị hàn tà bít lại tắc nghẽn,nhiệt độ cơ thể tăng lên dẫn đến các triệu chứng như sốt, đau đầu, nghẹt mũi, mồ hôi khó chịu…

Khi xông hơi, hơi nước nóng sẽ làm giãn tĩnh mạch ngoại biên, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động và thải chất độc ra bên ngoài. Tinh dầu trong các dược liệu qua niêm mạc, mắt, mũi, da làm thông các ống dẫn mắt, mũi tai, xong là giảm đau, chống viêm và  giảm đau đầu, chóng mặt, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể khoan khoái hơn.

Cách xông lá trị cảm

Xông bao nhiêu lần là đủ?

Không nên lạm dụng cách trị cảm này

Khi xông lá trị cảm cúm chỉ cần xông khoảng 1 – 2 lần là được. Tuyệt đối không nên xông nhiều lần, xông liên tục khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, bệnh không những không giảm mà còn nặng thêm và gây nguy hiểm.

Những trường hợp không nên xông

Không phải ai cũng có thể xông hơi trị cảm. Sau đây các bác sĩ tư vấn cho biết một số người không thể dùng phương pháp này

Phương pháp xông lá trị cảm sẽ có tác dụng nhanh khỏi bệnh nhưng không phải trường hợp nào xông hơi cũng là tốt. Bệnh nhân bị cảm từ ngày thứ 3 trở đi, có dấu hiệu bội nhiễm, triệu chứng ngày càng tăng thì không nên xông hơi tại nhà mà cần đến các địa chỉ y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Tuyết: ytevietnam.edu.vn

 

Exit mobile version