Xử lý nhiệt miệng ở bà bầu như thế nào cho hiệu quả?
Bà bầu bị nhiệt miệng hoặc loét miệng dẫu chưa hẳn là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
- Nhau cài răng lược nguy hiểm như thế nào cho mẹ và thai nhi?
- Những hiều lầm phổ biến ở phụ nữ tuổi mãn kinh
- BÍ QUYẾT lựa chọn kem chống nắng đúng chuẩn chuyên gia
Xử lý nhiệt miệng ở bà bầu như thế nào cho hiệu quả?
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở bà bầu
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, nguyên nhân gây nhiệt miệng ở bà bầu chính là do hệ thống miễn dịch suy giảm gây mất cân bằng nội tiết tố mà hiện tượng bà bầu bị lở miệng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Bà bầu bị nhiệt miệng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn mang thai, chúng có thể xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của mẹ bầu dần trở yếu hơn và nồng độ các nội tiết tố cũng có sự mất cân bằng. Bên cạnh đó, các thủ phạm khác cho tình trạng răng miệng này cũng bao gồm:
- Thiếu vitamin: Loét miệng là triệu chứng thiếu vitamin B12
- Căng thẳng: Một lý do quan trọng khiến bà bầu bị loét miệng là căng thẳng khi mang thai
- Mất ngủ: Thiếu ngủ có thể gây mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ mang thai, từ đó xuất hiện nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như bị loét miệng
- Hệ miễn dịch kém: Hệ thống miễn dịch yếu dễ khiến các tình trạng răng miệng xuất hiện
- Thiếu kẽm: Những vết loét này cũng là một biểu hiện của tình trạng thiếu kẽm trong cơ thể mẹ bầu
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống mất cân bằng cũng khiến phụ nữ mang thai dễ bị loét miệng hơn. Nguyên nhân là bởi lúc này, bạn không nạp đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, dấu hiệu phổ biến nhất của bị loét là vết thương xuất hiện bên trong miệng. Ngoài ra, có một số biểu hiện để nhận diện chính xác tình trạng cũng bao gồm:
- Sốt
- Hôi miệng
- Ngứa lưỡi, nướu
- Gặp khó khăn trong việc ăn uống
- Đau rát bên trong miệng, đặc biệt là ở lưỡi và khoang miệng.
Loét miệng là triệu chứng thiếu vitamin B12
Một số biện pháp chữa nhiệt miệng cho bà bầu ngay tại nhà
- Súc miệng bằng nước muối
Dược sĩ Đại học chia sẻ, nước muối được xem là chất khử trùng tự nhiên trị nhiệt miệng khá tuyệt vời. Nếu cảm thấy nốt nhiệt miệng bắt đầu xuất hiện, mẹ bầu hãy thường xuyên súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm đau và tăng tốc quá trình chữa lành.
- Súc miệng bằng baking soda
Baking soda mang tính kiềm và có khả năng trung hòa các axit trong miệng cũng như tiêu diệt vi khuẩn trong miệng giúp vết lở nhanh lành hơn.
- Dùng giấm táo
Giấm táo rất giàu axit axetic, axit axetic giúp kiềm chế vi khuẩn xấu và duy trì hệ vi sinh vật trong miệng khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ vết lở miệng mau lành.
- Ăn húng quế
Y học cổ truyền cho rằng, húng quế có đặc tính chống vi khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp làm dịu vết loét.
- Uống trà hoa cúc
Đông Y cho rằng, trà hoa cúc mang đến tác dụng khá tốt trong việc hỗ trợ vết loét miệng mau lành cũng như rút ngắn thời bị nhiệt miệng.
Bà bầu nên tăng cường trái cây để ngăn ngừa viêm loét miệng
Cách ngăn ngừa nhiệt miệng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài việc áp dụng những biện pháp trên bà bầu cũng nên tiến hành những biện pháp sau đây để ngăn ngừa lở miệng khi mang thai:
- Uống đủ nước
- Tránh thức ăn cay
- Hạn chế cảm giác căng thẳng
- Súc miệng bằng nước muối ấm
- Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin B12
- Xỉa răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước đều đặn
- Sử dụng nước súc miệng thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn xấu.
Nên tăng cường sử dụng các thực phẩm như:
- Sữa chua
- Rau xanh
- Chè hoặc nước đậu đen
- Nước ép cà chua, nước chanh
- Trái cây ướp lạnh như táo, mận, cam.
Bà bầu bị nhiệt miệng dẫu không hẳn là vấn đề nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên chú ý và tìm cách điều trị để vết lở miệng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn