Xử lý thanh niên hành hung sinh viên Y khoa đang thực tập
Sự việc gây bức xức dư luận vừa qua khi một sinh viên Y khoa Phạm Lê Tùng đang thực tập tại Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên bị nam thanh niên tát liên tục vào mặt khi không chấp nhận đề nghị của người nhà phải bế bệnh nhân đi chiếu chụp trong lúc chờ cáng y tế.
- Bác sĩ thành công có cần làm vừa lòng tất cả?
- Làm nghề Y là phải biết chấp nhận hi sinh
- Mua thuốc ngoài bệnh nhân có được BHYT thanh toán?
Lo sợ khi bị hành hung của những sinh viên Y khoa đang thực tập
Sinh viên Y khoa bị hành hung
Hành hung cán bộ y tế không còn là sự việc hy hữu mà có thể trở thanh hành động bản năng của một số người bệnh, người nhà bệnh nhân khi không đáp ứng những yêu cầu của họ. Sự việc của bác sĩ chuyên khoa Lê Quang Dương công tác tại Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất – Hà Nội bị bố của bệnh nhi dùng cốc thủy tinh đập vào đầu khi đang thực thi nhiệm vụ chưa lắng xuống thì mới đây vụ việc hành hung tại Bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên lại càng khiến dư luận quan tâm. Không còn là hành hung bác sĩ với nguyên nhân trình độ chuyên môn bác sĩ thấp khiến người bệnh thiệt mạng như mọi người vẫn nghĩ mà là sinh viên thực tập bị hành hung khi không chấp nhận đề nghị bế bệnh nhân đi chiếu chụp trong lúc chờ cáng y tế của người nhà bệnh nhân.
Ngay sau khi vụ việc xảy, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên làm rõ sự việc của sinh viên Y khoa Phạm Lê Tùng bị người nhà bệnh nhân tát liên tiếp vào mặt khi đang thực tập tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên. Theo chia sẻ của những người trực tiếp có mặt tại đây, trong ca trực của mình khi sinh viên Phạm Lê Tùng đang chờ đồng nghiệp lấy cáng y tế để vận chuyển bệnh nhân bị thương tích đi chiếu chụp thì một nam thanh niên là bạn của bệnh nhân đã tát liên tiếp vào mặt Tùng sau khi Tùng từ chối yêu cầu của người này là “bế bệnh nhân đi chiếu chụp”.
Hành hung cán bộ y tế khi đang làm việc gia tăng
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vào cuộc
Vụ việc trên ngay sau khi được báo đài phản ánh đã gây bức xúc không nhỏ trong dư luận, dặc biệt là những sinh viên y khoa đang chuẩn bị hoặc đang trong quá trình thực tập tại các bệnh viện, phòng khám. Trong đó không ít sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tỏ ra hoang mang khi sắp tới những sinh viên này có đợt thực tập và ra trường.
Đây là vấn đề có sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý làm việc của những cán bộ công nhân viên ngành Y nói chung nên ngay sau đó Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn đề nghị Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên phối hợp với cơ quan công an địa phương điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc, truy cứu trách nhiệm đối với người đã hành hung sinh viên trong vụ việc trên và báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 15/5. Đồng thời, Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng đề nghị Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cần động viên, quan tâm tinh thần của nhân viên y tế nói chung và sinh viên bị hành hung nói riêng; thêm vào đó cần tăng cường đảm bảo trật tự an ninh bệnh viện, bảo vệ sự an toàn của nhân viên y tế trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Ai là người bảo vệ những cán bộ y tế?
Trước đó, tính từ năm 2010 đến nay, cả nước ghi nhận 20 vụ việc điển hình về mất an ninh, trật tự bệnh viện là con số được báo cáo tại cuộc họp tăng cường an ninh, trật tự bệnh viện, bảo vệ nhân viên y tế, theo thống kê của Cục Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế. Theo báo có, có đến 60% vụ chủ yếu xảy ra ở các bệnh viện tuyến tỉnh, 20% ở bệnh viện tuyến trung ương. Đối tượng chủ yếu bị tấn công là là bác sĩ 70%, điều dưỡng 15%. Đặc biết có đến 90% số vụ việc xảy ra trong khuôn viên bệnh viện, trong đó 60% khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh, còn lại là khi thầy thuốc đang giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh….
Có thể thấy, hành hung bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế không còn chỉ là chuyện nhỏ đối với riêng cá nhân hay bệnh viện nào, trong khi đây là những con người đang từng ngày làm việc cần mẫn để hỗ trợ người bệnh thoát khỏi ải tử thần. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ hành hung nhưng trên thực tế lại xuất phát chủ yếu từ thái độ hung hăng, không hiểu lý lẽ của người bệnh khiến vụ việc càng trở nên phức tạp. Có lẽ, xã hội cần sự thông cảm thấu hiểu hơn đối với công việc của người thấy thuốc, đồng thời những chính sách quan tâm của Nhà nước, cơ chế đảm bảo an ninh bệnh viện cần được nâng cao giúp các cán bộ y tế ngành y có thể an tâm để hoàn thành công công việc một cách tốt nhất.
Bích Nhuần – y sĩ đa khoa – Siêu thị thuốc việt – Y tế Việt nam