12 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh tuần hoàn máu kém
Bệnh tuần hoàn máu kém là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm vì lượng máu đi đến các cơ quan bị chậm và không đủ. Dưới đây là những tư vấn của bác sĩ về dấu hiệu nhận biết bệnh tuần hoàn máu kém để kịp thời điều trị, tránh được những nguy hiểm cho sức khỏe.
- Những điều cần biết về bệnh tuần hoàn máu kém
- 7 hải sản giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch cực tốt
- Những điều cần biết về bệnh tuần hoàn máu kém
Tay chân lạnh
Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tuần hoàn máu kém vì máu giúp lưu thông cơ thể, duy trì thân nhiệt bình thường. Khi tuần hoàn máu kém khiến việc lưu thông máu đến các cơ quan giảm khiến thân nhiệt bạn bị giảm khiến chân tay bạn bị lạnh, có khi bị sốt. Thiếu máu đến khớp tay khớp chân giảm các chất nuôi dưỡng để tạo dịch khớp, làm các khớp khô, lâu ngoài dẫn tới dính khớp, thóai hóa khớp…
Hệ xương sống ngoài chức năng nâng đỡ cơ thể còn có chức năng tạo máu, thiếu máu mạn tính làm hệ xương giòn, dễ gãy đồng thời xuất hiện các ổ tạo máu trong xương làm giảm mật độ xương có thể gây lún, xẹp đốt sống.
Phù bàn tay, bàn chân
Tuần hoàn máu kém xảy ra hiện tượng phù chân, phù tay…do tình trạng chất dịch được tích lũy và không lưu thông được dẫn đến tình trạng khó chịu
Kiệt sức
Thiếu máu lưu thông đến các cơ quan làm cho lượng oxy và dưỡng chất được chuyển tới các cơ ít hơn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Bệnh tuần hoàn máu kém gây ra hiện tượng khó thở, đau nhức cơ bắp, giảm khả năng hoạt động, duy trì công việc hàng ngày, làm tích tụ acid lactic gây chuột rút, tê mỏi, bì, lâu ngày có thể bị nhão, teo cơ, hoại tử cơ…
Rối loạn cương dương
Đây là một trong những nguyên nhân khiến các đấng mày râu thường xảy ra hiện tượng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…do lượng máu lưu thông đến cơ quan sinh sản không đủ
Do tuần hoàn máu kém, lượng máu lưu thông tới cơ quan sinh sản không đủ gây nên tình trạng rối loạn cương dương, khiến cho các quý ông khó “hoàn thành nhiệm vụ”.
Rối loạn tiêu hóa
Tuần hoàn máu kém cũng có thể khiến máu ít được bơm tới các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả đường tiêu hóa, kết quả là tiêu hóa chậm và táo bón.
Chức năng não kém
Lưu thông máu tốt thì não mới hoạt động tốt. Tuần hoàn máu kém khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung và suy giảm trí nhớ. Triệu chứng thiếu máu lên não gây đau đầu, rối loạn tiền đình, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ kinh niên, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, làm việc trí óc không hiệu quả, sa sút trí tuệ, lú lẫn.
Hệ miễn dịch kém
Khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài (gây nhiễm trùng) của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi tuần hoàn máu kém vì các kháng thể cũng sẽ hoạt động chậm chạp. Kết quả là bạn dễ bị bệnh. Các chấn thương và vết thương sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Mất cảm giác thèm ăn
Tuần hoàn máu tới gan kém sẽ chặn các tín hiệu đói truyền lên não. Điều này khiến bạn ăn ít vì không có cảm giác thèm ăn, vì vậy cân nặng cũng sẽ giảm, gây ra các chứng: gầy sút cân, chán ăn, giảm tiêu hóa do giảm tiết mật, mệt mỏi, suy nhược cơ thể….
Da đổi màu
Tuần hoàn máu kém khiến thiếu oxy, không cung cấp được tới mô và các cơ quan trong cơ thể khiến màu sắc của da cũng thay đổi và trở nên xanh tái. Ngón tay và ngón chân cũng trở nên nhợt nhạt.
Móng yếu và rụng tóc
Đây là hiện tượng cho thấy tuần hoàn máu kém ở bạn, một số cơ quan như tóc, da và móng sẽ không nhận đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu vì vậy tóc bị rụng, khô, da khô, móng yếu.
Suy tĩnh mạch
Hiện tượng tuần hoàn máu kém gây nên tình trạng sưng, xoắn dưới da đặc biệt là gần mắt cá chân hoặc bàn chân. Các triệu chứng thường gặp của việc tuần hoàn máu kém là đau thắt ngực, đau khi gắng sức, đau ngay sau xương ức, đau nhói, đau thắt chặt, lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái, bệnh tiến triển lâu ngày sẽ thành suy tim, dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não.
Loét chân
Tuần hoàn máu kém gây loét, ban đỏ trên da chân. Cũng có thể có các đám đỏ khô với kích cỡ khác nhau ăn sâu vào da.
Trên đây là một trong những điều cần biết về bệnh tuần hoàn máu kém, khi bạn bị một trong những dấu hiệu trên thì hãy nhanh chóng đến bác sỹ để xét nghiệm y tế và có những phác đồ điều trị bệnh thích hợp, tránh trường hợp bệnh quá nặng gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn