80% trẻ mắc tật khúc xạ học đường
Chương trình chăm sóc mắt học đường ra đời với mục đích khám và điều trị những tật khúc xạ ở học sinh trung học phổ thông, năm 2016 chương trình đã đưa ra những con số đáng báo động về tỷ lệ trẻ mắc các bệnh khúc xạ, có đến 34,8% học sinh trung học bị mắc tật khúc xạ cần được chỉnh kính, trong đó tỷ lệ cận thị chiếm tới 80%. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng đáng báo động này.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện khiến bác sĩ tốn công
- Báo động di chứng nặng nề khi bị đột quỵ não
- Bác sĩ đứng hình trước bé gái bị ngạt nước
Rất nhiều trẻ ở lứa tuổi học sinh bị các tật khúc xạ
Nguyên nhân chính gây tật khúc xạ ở trẻ
Do đôi mắt phải làm việc quá tải
Chương trình học tập nặng nề, căng thẳng kết hợp với việc thiếu không gian cho các học sinh vui chơi giải trí dẫn đến việc đôi mắt phải làm việc liên tụ. Việc tập trung nhìn gần trong khoảng thời gian dài là một trong những tác nhân chính dẫn đến cận thị học đường.
Thói quen sinh hoạt không đúng cách
Rất nhiều học sinh có thói quen ngồi học không đúng tư thế và học tập trong môi trường thiếu ánh sáng, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng …là những thói quen làm cho sức khỏe của đôi mắt xuống dốc không phanh. Sự lơ là, chủ quan trong việc chăm sóc mắt lâu ngày không chỉ dẫn tới tình trạng mắt mỏi mệt, suy giảm thị lực, mà còn dễ gây các bệnh về tật khúc xạ, khô mắt…
Nguồn ánh sáng nhân tạo
Ngày nay học sinh được tiếp xúc với rất nhiều các loại công nghệ, máy tính khác nhau, iPad…. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%.
Sử dụng nguồn sáng nhân tạo là nguyên nhân gây các tật khúc xạ ở trẻ
Theo tin tức y học mới nhất, ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử mang năng lượng cao, tác động sâu vào đáy mắt gây tổn thương võng mạc. Tiếp xúc với nguồn sáng nhân tạo quá lâu, quá gần sẽ tạo nên áp lực lớn đối với mắt, khiến mắt mệt mỏi, lâu dài dẫn đến nhược thị, cận thị, khô mắt…
Làm sao để bảo vệ đôi mắt?
Trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết hoạt động đều cần sử dụng đến ánh sáng nhân tạo. Do đó, học sinh cần chủ động chăm sóc, bảo vệ đôi mắt từ bên trong bằng các biện pháp như:
Cung cấp đủ ánh sáng cho mắt khi học bài, đọc sách; massage mắt 1-2 phút trước khi đi ngủ; khám mắt định kỳ; thư giãn mắt 10 giây sau khi sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử.
Ngoài ra, các em học sinh nên tập thể dục thường xuyên; có chế độ ăn uống hợp lý: uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh; đeo kính mát để bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh nắng; đặt màn hình máy tính cách mắt 50-60 cm.
Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn