Nhiễm khuẩn bệnh viện khiến bác sĩ tốn công
Theo PGS.TS Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện ngày càng được quan tâm giúp tỉ lệ nhiễm khuẩn được giảm xuống nhưng vẫn xuất hiện tình trạng bệnh nhân nhiễm khuẩn khiến bệnh không khỏi. Tại BV Bạch Mai, công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện luôn được tăng cường giúp tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện ngày càng giảm đi: từ 6,1% năm 2006 xuống 5.0% năm 2011. Đây là con số bất ngờ cho những các y bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện và những sinh viên đang có nhu cầu thực tập như sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện khiến bác sĩ tốn công
- Báo động di chứng nặng nề khi bị đột quỵ não
- Bác sĩ đứng hình trước bé gái bị ngạt nước
Nhiễm khuẩn bệnh viện giảm đáng kể
Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm
Vừa qua, một hội thảo chuyên đề “Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại các đơn vị chăm sóc tích cực” PGS Châu đưa ra ý kiến tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện có nguy cơ rất cao vì quá tải bệnh viện và bệnh viện tuyến cuối đón bệnh nhân đã đi qua rất nhiều cơ sở y tế trước đó. Tại BV Bạch Mai, thấp nhất là nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiếp đến là nhiễm khuẩn vết mổ (29,3%) và cao nhất là nhiễm khuẩn phổi với 44,7%. Theo Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (BV Bạch Mai, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cho biết, các đơn vị chăm sóc tích cực là khu vực có nguy cơ nhất nhiễm khuẩn bệnh viện do đây là nơi tập trung bệnh nhân nặng, thời gian nằm viện kéo dài, phải chịu nhiều thủ thuật xâm nhập và hệ thống bảo vệ cơ thể suy giảm.
Theo nhiều thống kê, tỉ lệ nhiễm khuẩn tại bệnh viện đã giảm đáng kể như trong nhiễm khuẩn vết mổ năm 2016 đã giảm 2/3 so với năm 1999. Nếu như trong năm 1999, mỗi ngày thực hiện 5- 6 ca mổ thì đến nay thực hiện khoảng 100 ca phẫu thuật lớn mỗi ngày nhưng tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chỉ chiếm 3,7%. Tương tự, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực giảm gần 50% so với 10 năm trước). Từ 29 – 30% năm 2002 giảm xuống còn 24,7% sau 6 năm và đến giai đoạn 2014 – 2016 tỷ lệ này còn 13,2%. Đây là những con số đáng mừng trong ngành Y tế tại Việt Nam.
Nâng cao phòng tránh nhiểm khuẩn bệnh viện
Mặc dù tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện đã giảm nhưng còn ở mức hơn 2-3 lần so với những nước phát triển. Theo các bác sĩ khám bệnh tại các bệnh viện, nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện do đa kháng kháng sinh, kháng sinh rất khó điều trị, khó kiểm soát lây truyền và để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân. Điều này làm tăng gấp 2 lần ngày nằm viện khiến tăng chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong cao lên tới 30-40%. Mặc dù những ca bệnh này được các thầy thuốc nỗ lực cứu chữa nhưng do nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh nhân lại trở nên trầm trọng và thậm chí tử vong.
Nâng cao phòng tránh nhiếm khuẩn bệnh viện
Để giảm thiểu tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, theo PGS Hùng cho rằng không chỉ ở nhân viên y tế mà cần ý thức thực hiện của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. PGS Hùng cho rằng không chỉ ở nhân viên y tế mà cần ý thức thực hiện của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Theo đó mà tại các bệnh viện, mọi nhân viên y tế bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình vô khuẩn trong chăm sóc ở mọi nơi; khi phát hiện bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện nen cách ly để phòng ngừa lan truyền các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Duy trì phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản phục vụ công tác vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải…Trong đó cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng kiểm soát nhiễm khuẩn như: phương tiện vệ sinh, nơi xử lý đồ bẩn, hệ thống xử lý nước sinh hoạt, nước thải,…vô cùng quan trọng. Đặc biệt cần duy trì kiểm tra, giám sát chủ động, phối hợp chặt chẽ giữa các khoa phòng để tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, phát hiện sớm nhiễm khuẩn bệnh viện.
Mặc dù tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện đã giảm xuống, các quy định về phòng tránh nhiễm khuẩn được tuyên truyền và đẩy mạnh tại các bệnh viện,…nhưng tỉ lệ nhiễm khuẩn và bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn ở mức cao. Đặc biệt khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn thì tỉ lệ khỏi bệnh không cao mặc dù đã được các y bác sĩ tận tình khám và điều trị. Vì vậy, không chỉ cán bộ y tế mà chính người bệnh và người nhà bệnh nhân nên ý thức trong việc nhiễm khuẩn bệnh viện hoặc bạn có thể tham khảo kiến thức từ các bạn sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để phòng tránh các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn.
Bích Nhuần – ytevietnam.edu.vn