Ai dễ mắc bệnh gút nhất?
Gút là một loại bệnh viêm khớp với biểu hiện điển hình nhất là sưng đau, tấy các khớp khối, ngón tay, ngón chân thậm chí là khớp vai và khớp cổ.
- Mắc bệnh gút nên luyện tập như thế nào mới tốt?
- Bệnh gút có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
- Chữa bệnh gút bằng thuốc nam có tốt không?
Có những loại bệnh gút nào?
Có 3 nhóm bệnh gút:
- Bệnh gút bẩm sinh (bệnh Lesh-Nyhan) hiếm gặp hơn nguyên nhân là do thiếu men bẩm sinh nên axit uric tăng cao từ nhỏ, bệnh nhân có biểu hiện toàn thân nặng hơn.
- Bệnh gút nguyên phát chiếm đa số trường hợp này liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa, tăng tổng hợp purin nội sinh gây tăng axit uric.
- Bệnh gút thứ phát ít gặp hơn: hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao do ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều nhân purin, tăng thoái giáng purin nội sinh gặp ở một số bệnh hoặc do sử dụng một số thuốc, giảm thải axit uric qua thận gặp trong bệnh thận.
Ai dễ mắc bệnh gút nhất?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa dẫn đến tăng hàm lượng axit uric trong máu và các chất dịch khác của cơ thể. Khi axit uric cao đến một mức nhất định tạo nên các tinh thể axit uric hay muối urat ở các khớp, sụn, xương gây ra viêm khớp cấp tính, mạn tính.
Việc tăng axit uric trong máu, giảm bài tiết axit uric qua thận là do nạp vào cơ thể quá nhiều nhân purin (purin được chuyển hóa thành axit uric). Vậy ai dễ mắc bệnh gút nhất?
- Theo các bác sĩ chuyên khoa, Bệnh gút hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, theo thống kê có khoảng 5% ở nam giới và 2% ở nữ giới trên 65 tuổi; càng cao tuổi càng dễ mắc bệnh gút hơn. Bệnh ngày càng phổ biến cùng với sự phát triển của xã hội.
- Người có chế độ ăn bất hợp lí, ăn nhiều thịt, nhất là thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản và ăn nhiều đường hoa quả (đường fructose) thúc đẩy tăng mức axit uric máu, khiến dễ mắc bệnh gút.
- Đối tượng thứ 3 dễ mắc bệnh gút là nam giới uống nhiều rượu, đặc biệt là bia.
- Những người thừa cân béo phì, cơ thể cũng tạo ra nhiều axit uric hơn, thận cần nhiều thời gian dể đào thải axit uric hơn nên dễ dẫn đến bệnh gút.
- Những người đang bị tăng huyết áp , đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa bệnh thận cũng dễ mắc bệnh gút và ngược lại. Khi dùng một số loại thuốc lợi tiểu như thiazid để điều trị tăng huyết áp, aspirin liều thấp cũng có thể gây tăng axit uric.
- Bệnh gút cũng là do di truyền, tiền sử gia đình có người mắc bệnh gút.
- Người đã từng phẫu thuật hoặc chấn thương cũng rất dễ mắc bệnh gút.
Bệnh gút có xu hướng trẻ hóa
Trước đây bệnh gút là bệnh chuyên khoa, trước đây được coi là bệnh của tầng lớp thượng lưu, chỉ gặp ở độ tuổi trung niên sau 40 tuổi. Nhưng với sự phát triển của nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ và tầng lớp lao động cũng rất có thể mắc bệnh gút.
Bệnh gút ở giới trẻ là do lối sống thiếu lành mạnh, sử dụng nhiều bia rượu và chất kích thích. Những cuộc tụ tập, vui chơi, nhậu nhẹt bia rượu và đồ ăn nhiều là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng số bệnh nhân mắc bệnh gút trong độ tuổi từ 20-30.
Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng không hợp lí là tác nhân gây nên thừa axit uric trong máu, gây bệnh gút. Nhiều người trẻ có thói quen ăn nhiều chất đạm như thịt cá, nội tạng động vật mà bỏ qua việc bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau củ quả.
Trên đây là câu trả lời cho băn khoăn ai dễ mắc bệnh gút nhất? Bệnh gút dù ở đối tượng nào cũng đều gây nên rất nhiều trở ngại cho công việc và cuộc sống của họ. Với người trẻ tuổi, cần nhiều hoạt động trong công việc và học tập nhiều hơn thì mắc những cơn đau do gút thì khó hoàn thành được công việc từ đó dễ sinh ra tâm lí căng thẳng, chán nản.
Tuyết: ytevietnam.edu.vn