Mắc bệnh gút nên luyện tập như thế nào mới tốt?
Gút là căn bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp, khiến cho việc vận động ở người bệnh bị cản trở, có thể gây tàn phế. Do đó cần kết hợp dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập để có thể cải thiện chức năng vận động, giảm biến chứng do gút gây nên.
- Bệnh gút có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?
- Chữa bệnh gút bằng thuốc nam có tốt không?
- Uống nước có đường có làm tăng nguy cơ bị bệnh gút không?
Mắc bệnh gút nên luyện tập như thế nào?
Không phải tập nhiều là tốt
Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết khi bị bệnh gút sẽ có thể cải thiện vận động và làm giảm mức độ tiến triển của bệnh rất rõ nhưng khi tập không đúng cách, tập quá sức thì có thể dẫn đến những hậu quả như tràn dịch ổ khớp, khiến cho khớp gối bị tổn thương nặng nề. Bởi vậy tùy vào tình trạng cụ thể mà người bệnh áp dụng chế độ tập luyện phù hợp nhất.
Vậy mắc bệnh gút thì nên luyện tập như thế nào? Bệnh nhân nên chú ý từng giai đoạn bệnh mà có chế độ tập hợp lí:
- Trong cơn đau cấp tính: của bệnh gút thì bệnh nhân càng vận động nhiều thì sẽ tạo điều kiện để tinh thể muối urat sắc nhọn cọ xát vào phần cơ và khớp xung quanh làm gia tăng cơn đau. Do vậy trong giai đoạn này bệnh nhân nên để khớp nghỉ ngơi, thư giãn trong tư thế thoải mái nhất. Khi cơn đau giảm xuống có thể vận động trở lại với những bài tập co duỗi nhẹ.
- Ngoài cơn đau gút: Thì không nên vận động, luyện tập quá mạnh hoặc kéo dài bởi điều này có thể làm tăng áp lực lên mặt khớp, hỏng sụn khớp ảnh hưởng không tốt đến vùng khớp bị tổn thương. Ở giai đoạn này người bệnh cần luyện tập đều đặn, chọn các bài tập tốt cho người bệnh gút nhẹ nhàng có thể là đi bộ, Yoga, tập thái cực, thể dục dưỡng sinh và bơi lội. Tuy nhiên phải có khoảng cách nghỉ ngơi giữa các lần tập, để không gây mệt mỏi về thể chất và tinh thần.
Một số bài tập cho người bệnh gút
- Đi bộ: là môn thể thao đơn giản cực kỳ tốt cho người bệnh gút. Đi bộ sẽ giúp tăng độ linh hoạt cho các khớp xương và tăng khả năng phục hồi của viêm khớp bị tổn thương. Đi bộ cũng rất tốt cho hệ hô hấp và tuần hoàn. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng với những người chăm vận động, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm 50% so với người ít vận động.
- Bơi lội: Đây là bài tập không thể bỏ qua cho người bị bệnh gút. Vận động dưới nước sẽ giảm gây áp lực lên khớp. Một số môn thể thao dưới nước vừa cải thiện sự linh hoạt của tứ chi, mà còn giảm đau gút mà còn rèn luyện sức khỏe, dẻo dai cho các bộ phận khớp cột sống, hông, đầu gối.
- Khiêu vũ, Yoga, tập dưỡng sinh: Đây là các bài tập uyển chuyển, nhẹ nhàng, vừa khiến cho các khớp linh hoạt vừa giảm cứng khớp, sưng đau khớp do gút. Bài có thể tập luyện thái cực quyền hoặc xà quyền để tăng cường sự dẻo dai cho các khớp.
- Đi xe đạp: Bài tập này sẽ tăng sức mạnh cơ, để giảm áp lực lên các khớp nhưng khi tập nên điều chỉnh sao cho ngồi thoải mái nhất.
Do đó để hỗ trợ điều trị bệnh gút thật tốt thì bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các phương pháp tập luyện. Vậy mắc bệnh gút nên luyện tập như thế nào? Tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng của mình để lựa chọn những bài tập và cường độ luyện tập phù hợp.
Tuyết: ytevietnam.edu.vn