Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra biện pháp phòng chống bệnh còi xương ở trẻ
Bệnh còi xương là một trong những bệnh thường xảy ra ở trẻ đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, còi xương ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.
- Điểm danh những biến chứng nguy hiểm của viêm họng cấp khi giao mùa
- Bác sĩ cảnh báo những hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì
- Biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh sán lợn ở người như thế nào?
Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra biện pháp phòng chống bệnh còi xương ở trẻ
Bệnh còi xương là một trong những bệnh thường xảy ra ở trẻ em ở nhiều nước đang phát triển. Đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vì đây là tuổi hệ xương đang phát triển nhanh. Hậu quả của bệnh còi xương thường ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ, gây biến dạng xương và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn nhất là viêm phổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt vitamin D hoặc canxi.
Dấu hiệu trẻ bị còi xương
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, biểu hiện sớm của bệnh còi xương là trẻ hay nôn trớ, khuấy khóc, ra mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn ). Nếu không điều trị, sau vài tuần sẽ xuất hiện các triệu chứng ở xương. Tuỳ theo từng lứa tuổi mà biến đổi ở xương sẽ khác nhau:
- Ở trẻ nhỏ có thể thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu, sờ thấy xương sọ mềm do tư thế nằm đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau, hoặc một bên.
- Ở trẻ lớn hơn thường có biến đổi xương có chuỗi hạt sườn, lồng ngực xương chi xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ nhão làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng như: lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước, chân tay cong, chân vòng kiềng, ngực gà, gù, vẹo cột sống, chân chữ bát, khung chậu hẹp.
- Theo nhận định của các Bác sĩ chuyên khoa, trẻ còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại, các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ ở bé gái khi trưởng thành. Khi trẻ còi xương nặng, trẻ thường co giật do hạ canxi máu, hay nôn, nấc khi ăn.
Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, khi trẻ có dấu hiệu còi xương, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và tư vấn dinh dưỡng tại các cơ sở y tế, không tự ý bổ sung bất kỳ một loại thuốc nào cho trẻ.
Khi trẻ có dấu hiệu còi xương, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và tư vấn dinh dưỡng
Điều trị bệnh còi xương
Theo nhận định của các Dược sĩ Đại học nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị còi xương chính là do thiếu vitamin D, vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thụ canxi, phospho, ánh nắng mặt trời cần chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lớp quần áo thì sẽ còn rất ít tác dụng. Chính vì thế cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút/lần ( buổi sáng nên trước 9 giờ, buổi chiều sau 4 giờ). Cho trẻ uống vitamin D 4000 đơn vị/ngày trong 1- 2 tháng, tổng liều là 200.000 đơn vị. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm các chế phẩm canxi + B1 + B2 + B6 từ 1 – 2 ống/ngày
Sau khi sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trẻ được 2 tuần tuổi cần được ra tắm nắng kết hợp với uống vitamin D 400 đơn vị/ngày trong 1 đến 2 năm đầu. Hơn nữa, cả mẹ và con đều phải ở phòng thoáng mát và đủ ánh sáng. Ngoài ra, khi mang thai bà mẹ cần phải làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000 đơn vị trong 3 tuần. Bên cạnh đó, cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, bơ, phô mai, cua, tôm, cá…
Nguồn: ytevietnam.edu.vn