Bác sĩ cố tình viết chữ xấu để ăn chia với Nhà thuốc?
Nếu bạn đã hơn một lần đến các cơ sở khám chữa bệnh và được vinh dự đọc chữ của các bác sĩ trong sổ khám bệnh thì đều nhận thấy điểm chung là chữ rất xấu. Có phải vì họ quá đông bệnh nhân nên cần “tốc ký” hay còn nguyên nhân gì sâu xa bên trong đó.
- Những bác sĩ nâng tầm Y khoa Việt Nam trên thế giới
- Dân ngành Y mơ bị người yêu đá báo hiệu điều gì?
- Bác sĩ pháp y: Người hùng đằng sau những vụ án
Bác sĩ cố tình viết chữ xấu để ăn chia với Nhà thuốc?
Học Y Dược thì phải “tốc ký”
Nếu như sinh viên của các trường khác có thể chẳng cần ghi chép, có thể ngủ gật cả buổi hay nằm mơ cả ngày trên bàn học ở cuối giảng đường thì với các bạn sinh viên các cơ sở đào tạo bác sĩ đa khoa trên cả nước thì phải viết thật nhanh. Từ ngày đầu tiên nhập trường cho đến cầm được tấm bằng đều phải tự mình rèn luyện tức là viết thật nhanh, viết thành ý, gạch đầu dòng các ý vừa ghi lại kiến thức quý giá từ thầy cô vừa có thể dễ dàng ôn tập bài một cách nhanh chóng, dễ hiểu và nắm được bản chất của vấn đề. Đó cũng dần trở thành thói quen của bất kỳ sinh viên nào đang ôm ấp trở thành một thầy thuốc chữa bệnh cứu người thì hãy tập xác định rèn luyện các kỹ năng “tốc ký” càng giỏi càng tốt.
Sinh viên Y Dược tập thói quen viết ở bất kỳ nơi đâu
Nếu bạn là một sinh viên học Y Dược thì bạn sẽ hiểu được yêu cầu phải đi lâm sàng của các sinh viên. Tức là các bạn phải đến các cơ sở khám chữa bệnh đến các bệnh viện lớn để rèn luyện kỹ năng thực hành. Bạn H. một bác sĩ trẻ kể lại thời gian đó “Mình vừa đứng hoặc vừa đi vừa viết và phải viết thật nhanh, viết tắt bằng các ký hiệu theo quy tắc của cá nhân để đọc lại còn hiểu. Vậy nên, mỗi người đều phải nghĩ ra những ký hiệu, ký tự để có thể tốc ký về nhà đọc lại và ôn tập nếu cần. Tất cả các kiến thức quý báu đó nếu không viết lại thì sẽ quên nhanh và sẽ không phải lúc nào cũng có cơ hội để tiếp cận được.
Tạo sao sinh viên Ngành Y Dược viết chữ xấu
Bạn Kh. (một sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội) hiện đang thực tập tại bệnh viên YHCT Trường Giang tâm sự với tôi trong lúc tranh thủ nghỉ ngơi sau giờ trực dài hàng tiếng đồng hồ. Cô bé với đôi mắt to tròn nhưng quầng thâm đã hiện rõ kể: Hôm đầu tiên đi thực tập với một bác sĩ nam khá trẻ, vui tính và nhiệt tình cứ nghĩ sẽ thoải mái. Ai ngờ khi đọc đến bệnh án của anh Bác sĩ đẹp trai như diễn viên Hàn Quốc ấy thì đúng là cô bạn phải “mồm chữ A mà mắt chữ O” vì chữ quá xấu, càng luận càng chẳng hiểu viết gì. Cuối cùng cô nàng phải chạy đến hỏi anh ấy rồi dần dần quen thì tự luận được chữ thì thôi. Và đó cũng không phải trường hợp duy nhất sinh viên thực tập kêu trời khi phải nếm trải cảm giác đã mệt mỏi lại còn phải đau đầu luận chữ loằng ngoằng của bác sĩ trong bệnh án hay giấy tờ nào đó. Nghĩ mà thương cho cô bạn ấy quá.
Bệnh nhân càng đông, chữ bác sĩ càng xấu
Mặc dù hệ thống y tế ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới ngày càng phát triển và được cải thiện tốt hơn. Vậy nên đừng ngạc nhiên tại sao bệnh nhân tìm đến các bệnh viện công hay tư ngày càng đông, họ đến để khám chữa bệnh khi đã có vấn đề sức khỏe mà họ còn đến để kiểm tra sức khỏe hàng tháng. Một Điều dưỡng viên ở một phòng khám có tiếng chia sẻ, số lượng bệnh nhân rất đông mà thời gian cho mỗi người bệnh lại có hạn nên ở các cơ sở khám chữa bệnh, bác sĩ cần phải viết thật nhanh để tiết kiệm thật nhiều thời gian. Thế nên đừng trách sao chữ viết của họ xấu như thế. Đây là một trong những lý do mà Kh. (Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cũng là người làm chủ của một phòng khám khá lớn đưa ra để lý giải hiện tượng bác sĩ viết chữ xấu hiện nay. Cũng trao đổi về chủ đề này thì bạn M. (sinh viên năm cuối Cao đẳng Dược) hiện thực tập Nhà thuốc bệnh viện lớn cho hay: “Mình vẫn còn nhớ hôm đầu tiên được bệnh nhân đưa cho cái đơn thuốc của một bệnh nhân trung tuổi của Bác sĩ. Đúng thật là đáng nhớ, chữ nọ dính chữ kia, đọc kiểu gì cũng không đúng. Thế là hôm đầu tiên đi thực tập mình đã “mất điểm” khi bắt buộc phải nhờ đến cô Dược sĩ chủ quầy thuốc đọc đơn kê để lấy thuốc cho khách. Cô ấy còn khuyên mình phải học cách luận nhiều kiểu chữ còn xấu hơn thì mới lấy thuốc nhanh được. Dần dần mình cũng quen nên đỡ hơn chứ như hôm đầu thì mình sợ lắm”.
Bác sĩ bệnh viện đẹp trai nhưng chữ rất xấu
Bác sĩ viết xấu để dễ “ăn chia” với Nhà thuốc?
Nghe có vẻ khó hiểu nhưng thực sự nhiều người trong ngành Y cũng có thể nghe thấy đâu đó có người nói thấy rằng chữ càng khó đọc thì bác sĩ càng có thể ăn chia với nhà thuốc theo đơn thuốc. Theo họ thì bác sĩ viết càng “không thể đọc được” thì Dược sĩ bán thuốc mới đọc được loại thuốc thì mới có thể có lợi nhuận “ngầm” với nhau. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng với một số bác sĩ không có tâm, không xứng đáng làm Lương Y và người ta nhìn nhận bác sĩ như thế là những “con sâu làm rầu nồi canh” khiến người ta đánh giá sai về người thầy thuốc.
Trên đây là những nguyên nhân xâu xa vừa chủ quan, vừa khách quan khiến cho các y bác sĩ bắt buộc phải viết chữ nhanh và xấu như thế. Vậy nên, đừng ai lên án họ nữa nhé!
Trang Minh – ytevietnam.edu.vn