Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân động kinh
Người bệnh động kinh cần được theo dõi và chăm sóc tỉ mỉ để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra trong cơn động kinh.
- Một số liệu pháp tâm lý điều trị bệnh tâm thần
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt
- Tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt
Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân động kinh
Dưới đây Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc người bệnh trong từng trường hợp cụ thể.
Trong cơn động kinh
- Đặt người bệnh nơi an toàn đề phòng mọi va chạm trong lúc người bệnh lên cơn động kinh.
- Theo dõi mọi giai đoạn diễn biến của người bệnh trong cơn động kinh.
- Nới lỏng các dây nịt, dây thắt lưng cho người bệnh dễ thở.
- Đặt người bệnh nằm ngửa, nghiêng đầu một bên để đàm dãi dễ thoát ra ngoài, đặt cây đè lưỡi có quấn gạc giữa hai hàm răng đề phòng cắn vào lưỡi, không cho người bệnh ăn uống bất cứ thứ gì.
- Có thể đỡ người bệnh khỏi ngã nhưng không nên đè giữ hoặc chống lại các động tác co giật của người bệnh trong lúc lên cơn động kinh.
- Chờ khi qua cơn sẽ đặt người bệnh sang thế nằm nghiêng, lau hút sạch đàm dãi, quan sát cơ thể người bệnh xem có tổn thương hay không. Theo dõi cho tới khi người bệnh tỉnh lại hoàn toàn. Đề phòng trong giai đoạn lú lẫn trước khi tỉnh lại người bệnh có thể bị vật vã hoặc kích động.
- Thực hiện các y lệnh điều trị đầy đủ cho bệnh nhân.
Ngoài cơn động kinh
- Điều dưỡng phụ giúp bác sĩ thăm khám người bệnh tại phòng khám hoặc trong buồng bệnh.
- Lấy bệnh phẩm làm các xét nghiệm theo y lệnh của bác sĩ.
- Đưa người bệnh đi làm các X quang, EGG,…
- Thực hiện thuốc theo y lệnh của bác sĩ.
- Theo dõi tác dụng phụ hoặc tai biến khi dùng thuốc.
- Theo dõi các sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân: ăn uống, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân,…..
- Theo dõi diễn biến của bệnh ghi chép đầy đủ vào hồ sơ, ví dụ: giờ xảy ra cơn động kinh, địa điểm, đặc điểm của cơn co giật hoặc các hiện tượng khác của động kinh, thời gian, diễn biến sau cơn, các yếu tố có liên quan như người bệnh mệt, sốt, thiếu ngủ, đói,…
- Luôn luôn động viên nâng đỡ người bệnh về mặt tâm lý.
Cơn động kinh liên tục
- Đặt người bệnh động kinh nằm nghiêng trên giường, có khung chắn và hạn chế cử động bằng dây to bản bảo vệ người bệnh khỏi bị té, ngã.
- Lấy dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Thực hiện các y lệnh điều trị: thuốc, xét nghiệm đầy đủ nhanh chóng, chính xác.
- Cho người bệnh tiểu tiện tại giường, vệ sinh sạch sẽ, ngừa loét.
- Theo dõi các diễn biến của cơn theo thời gian, ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án.
- Không cho ăn uống trong lúc còn cơn động kinh liên tục.
- Cho thở oxy theo chỉ định của bác sĩ.
- Theo dõi sát người bệnh cho tới khi tỉnh hoàn toàn.
- Động viên gia đình người bệnh yên tâm trong quá trình điều trị người bệnh trong cơn động kinh liên tục.
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân động kinh
Cách giáo dục sức khoẻ
Vai trò của gia đình khi bệnh nhân nằm viện
- Biết động viên an ủi bệnh nhân an tâm điều trị.
- Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, người nhà bệnh nhân cần kết hợp cùng với nhân viên y tế theo dõi sát bệnh nhân, phát hiện ngay khi bệnh nhân lên cơn, tránh té ngã nguy hiểm cho bệnh nhân.
- Khi bệnh nhân lên cơn báo ngay cho nhân viên y tế.
- Biết cách chăm sóc cho bệnh nhân khi lên cơn: đỡ bệnh nhân tránh té ngã, cho nằm xuống mặt phẳng, dùng gạc chêm giữa hai hàm răng, đầu nghiêng qua một bên, giữ lỏng bệnh nhân, không nên cố gắng cột hoặc giữ chặt bệnh nhân.
- Báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng ngay những diễn biến bất thường của bệnh nhân.
Vai trò của bệnh nhân khi nằm viện
- Phải tự ý thức được việc điều trị bệnh là phải dùng thuốc liên tục và lâu dài.
- Phải uống thuốc đều đặn hàng ngày theo chỉ định Bác sĩ.
- Không nên dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Vai trò của gia đình khi bệnh nhân được xuất viện về nhà
- Nhận thuốc, bảo quản, quản lý thuốc và cho bệnh nhân uống đều theo chỉ định của bác sĩ.
- Thường xuyên theo dõi, động viên an ủi bệnh nhân, tránh gây sang chấn tâm lý cho người bệnh.
- Không để bệnh nhân điều khiển máy, phương tiện động cơ, làm việc gần nước, gần lửa, trên cao và các nơi nguy hiểm.
- Khi bệnh nhân đang dùng thuốc nếu có gì bất thường phải đưa đi khám ngay.
Vai trò của bệnh nhân khi ở nhà
- Ý thức được để khỏi bệnh phải dùng thuốc đều đặn hàng ngày.
- Uống thuốc theo chỉ định Bác sĩ.
- Không nên uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích.
- Không điều khiển máy móc và các phương tiện động cơ.
- Không làm việc gần nước, lửa, trên cao và những nơi nguy hiểm.
- Biết tạo cho mình một tinh thần thoải mái, tránh các sang chấn tâm lý.
- Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức.
Ngô Huệ – Ytevietnam.edu.vn.