Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý khi sử dụng insulin quá liều
Sử dụng insulin quá liều có thể gây hạ đường huyết và gây hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe, vậy cần xử lý như thế nào khi sử dụng insulin quá liều?
- Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần kiêng những gì?
- Bác sĩ hướng dẫn các bước sơ cứu người đột quỵ
- Cách xử lý hạ canxi huyết đúng nhất
Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý khi sử dụng insulin quá liều
Những nguyên nhân dẫn đến sử dụng Insulin quá liều
Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có một số nguyên nhân dẫn đến sử dụng insulin quá liều có thể kể đến như:
– Đọc nhầm hướng dẫn sử dụng trên lọ (vials) hoặc ống tiêm (syringes): Nhiều bệnh nhân chưa quen với sản phẩm dược phẩm mới rất dễ mắc sai lầm này.
– Sử dụng nhầm loại insulin dẫn đến nhầm lẫn liều dùng.
– Sử dụng insulin mà không dùng bữa: Bác sĩ tư vấn cho biết, việc tiêm insulin (cả loại insulin tác dụng kéo dài hay ngắn hạn) thường thực hiện trước bữa ăn hoặc trong khi ăn. Hàm lượng đường trong máu của bạn tăng sau khi ăn. Khi bệnh nhân tiêm insulin mà không ăn gì sẽ dẫn tới hạ đường huyết ở mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm.
– Tiêm insulin vào tay hoặc chân trước khi tập thể thao: các hoạt động thể thực có thể khiến cho giảm lượng glucose trong máu và thay đổi cách cơ thể bạn hấp thụ insulin. Vì thế bác sĩ khuyến cáo nên chú ý tiêm insulin vào vùng không ảnh hưởng đến việc luyện tập.
Những dấu hiệu cảnh báo sử dụng insulin quá liều
Các chuyên gia y tế cho biết, khi bạn bị hạ đường huyết do sử dụng insulin quá liều sẽ có những cảm giác như: cảm thấy lo lắng bồn chồn; nhầm lẫn, lú lẫn; cảm thấy rất đói; mệt mỏi; bực dọc, khó chịu; run tay; toát mồ hôi.
Nếu như lượng đường trong máu tiếp tục giảm sẽ khiến bạn có thể bị co giật.
Những dấu hiệu cảnh báo sử dụng insulin quá liều
Cách xử lý khi sử dụng insulin quá liều.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các trường hợp sử dụng insulin quá liều đều có thể được điều trị tại nhà, bạn hãy làm theo các chỉ dẫn sau đây:
– Kiểm tra lượng đường trong máu.
– Bạn hãy uống một nửa cốc nước ngọt hoặc nước hoa quả có vị ngọt, ăn một chiếc kẹo cứng hoặc uống một viên đường dạng viên nén hoặc dạng gel.
– Nếu như bạn bỏ bữa thì hãy ăn cái gì đó ngay. Nếu bạn ăn thứ gì đó có 15 đến 20g carbohydrates thì lượng đường trong máu sẽ tăng.
– Nghỉ ngơi.
– Tiếp theo bạn kiểm tra lại lượng đường trong máu sau 15 đến 20 phút, trong trường hợp thấy chỉ số đường máu vẫn thấp, hãy dùng thêm 15 đến 20g đường chuyển hóa nhanh và ăn thứ gì đó có thể.
– Tiếp theo hãy chú ý theo dõi tình hình sau đó vài giờ. Nếu những triệu chứng trên vẫn còn, hãy kiểm tra lại lượng đường trong máu 1 giờ sau khi ăn. Bạn hãy ăn thêm các thứ khác nếu lượng đường trong máu vẫn thấp.
– Trong trường hợp lượng đường trong máu vẫn thấp sau hai tiếng đồng hồ hoặc bạn không cảm thấy khá hơn thì hãy tìm đến các hỗ trợ y tế.
– Không cần lo lắng về việc làm tăng lượng đường trong máu quá cao trong thời gian ngắn. Việc tăng đường huyết sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tuy nhiên việc hạ đường huyết quá thấp có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Trong trường hợp không tỉnh táo hoặc quá nhầm lẫn, bị co giật,… những người xung quanh cần giúp đỡ bạn. Hãy để người thân và bạn bè của bạn biết tới những hướng dẫn sau:
- Nếu thấy người bệnh bất tỉnh, họ nên gọi cấp cứu 115 ngay lập tức.
- Họ có thể tiêm cho người bệnh glucagon. Đó là thuốc có chức năng ngược lại với insulin. Nếu đã từng bị hạ đường huyết, bạn nên hỏi bác sĩ tư vấn nếu bạn nên có dự trữ trong nhà glucagon phòng khi cần.
- Nếu bạn vẫn còn tỉnh táo để có thể tự thực hiện theo hướng dẫn, hãy nhờ người thân giúp bạn lấy nước hoa quả có vị ngọt để uống.
- Nếu tình trạng của bạn không được cải thiện sau một giờ điều trị tại nhà, họ nên gọi cấp cứu 115.
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.