Bác sĩ Pasteur hướng dẫn cách nhận biết một số cơn đau bụng nguy hiểm ở trẻ
Đau bụng là một trong những dấu hiệu rất thường gặp ở trẻ nhỏ, việc nhận biết được khi nào đau bụng là bình thường khi nào đau bụng là bất thường giúp trẻ phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Bác sĩ Pasteur hướng dẫn dấu hiệu nhận biết hậu sản mòn
- Bệnh Down là bệnh gì? Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Down
- Tổng quan về xét nghiệm Triple test ở mẹ bầu
Bác sĩ Pasteur hướng dẫn cách nhận biết một số cơn đau bụng nguy hiểm ở trẻ
Bác sĩ Pasteur hướng dẫn cách nhận biết một số cơn đau bụng nguy hiểm ở trẻ
Trẻ nhỏ hay đau bụng nhưng không phải lúc nào cũng cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Tuy vậy cũng không nên chủ quan, vì đau bụng đôi khi lại là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp.
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ như tình trạng trẻ nhiễm vi khuẩn, virus, côn trùng cắn, ăn uống quá độ, dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm hay độc chất, dùng thuốc quá liều, một số bệnh lý nguy hiểm mà một số cơ quan trong ổ bụng gặp phải như viêm ruột thừa, tắc ruột…
Bác sĩ Phạm Văn Hữu chia sẻ thêm, tùy theo lứa tuổi và nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện đau bụng sẽ khác nhau. Đối với những trẻ nhỏ chưa nói được thì trẻ sẽ liên tục khóc lóc, vẻ mặt nhăn nhó đau đớn. Những trẻ lớn hơn có thể nói với cha mẹ về tình trạng đau bụng của mình. Một số trẻ có thể thể chỉ ra được vị trí đau và mô tả được tính chất của cơn đau dù không phải lúc nào cũng chính xác.
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thêm, đối với những trẻ bị đau bụng thường chỉ thoáng qua và vị trí đau thường ở vùng giữa bụng hoặc quanh rốn. Đối với những cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa, tắc ruột,…hay những vấn đề nghiêm trọng khác.
Ở trẻ em đau bụng thường xuất hiện kèm theo một số biểu hiện khác như nôn, tiêu chảy. Các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu thấy tình trạng nôn ói liên tục và nhiều hơn 24h, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, hoặc trẻ nôn ra dịch mật xanh hoặc màu vàng, xuất hiện máu đỏ tươi hay máu đông có trong chất nôn. Trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế nếu đi tiêu quá nhiều, trẻ có biểu hiện mất nước, phân hôi tanh, trong phân có đàm máu.
Các bậc phụ huynh cần theo dõi sát những dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ
Xử trí trẻ đau bụng tại nhà như thế nào cho đúng
Theo các Bác sĩ chuyên khoa Nhi, điều đầu tiên khi trẻ đau bụng mà các mẹ cần làm chính là trấn an, vỗ về và cho bé nằm nghỉ, theo dõi sát những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Đối với những trẻ bị mất nước do tiêu chảy thì việc cho trẻ uống Oresol là điều vô cùng cần thiết. Không cho bé uống một lúc quá nhiều Oresol mà nên kiên nhẫn cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, nhất là sau khi trẻ đi tiêu chảy. Nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa giàu chất dinh dưỡng trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục.
Theo các Dược sĩ Đại học, các bậc cha mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Nếu trẻ không sốt, các bậc phụ huynh không nên chế sử dụng những thuốc này với mục đích giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán tìm nguyên nhân và dấu hiệu bệnh. Kháng sinh chỉ sử dụng khi có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn