Bác sĩ sướng hay khổ cứ theo nghề rồi biết
Người ta bảo làm Bác sĩ quả lả sung sướng, được đi đây đó nhiều, được mọi người trọng vọng nhưng hiếm có nghề nào lại vất vả như nghề Y.
- Theo nghề Y Bác sĩ phải học chữ “nhẫn”
- Đừng xem họ ích kỉ nếu sinh viên ngành Y học giỏi không cho chép bài
- 3 con giáp nữ ngành Y tốt mệnh gặp dữ luôn hóa lành
Bác sĩ sướng hay khổ cứ theo nghề rồi biết
Làm Bác sĩ được đi đây đó nhiều
Nhiều người bảo làm Bác sĩ sướng thật đi nước ngoài như đi chợ, nay đây mai đó, nhàn hạ. Cũng đúng, bởi Bác sĩ thường xuyên được mời tham dự các hội thảo tại các khách sạn 5 sao sang trọng, rồi được đi nước ngoài nhiều, đến những nơi xa hoa đắt đỏ nhất, thưởng thức những món ăn nổi tiếng trên thế giới. Ai cũng cho rằng làm nghề Bác sĩ mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu chỉ ngồi trong phòng máy lạnh cũng kiếm ra tiền. Chỉ cần có danh xưng là Bác sĩ đi đến đâu ai cũng nể trọng được mọi người chú ý. Ít ra trong thâm tâm đông đảo người dân hai chữ Bác sĩ vẫn được họ kính nể, tôn trọng… Nhưng bên cạnh những sung sướng ít ỏi đó đằng sau vẻ hào nhoáng đó là bao vất vả, nhọc nhằn , tủi hổ, đắng cay…
Bác sĩ Nam Anh phụ trách giảng dạy Học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Chỉ có những Bác sĩ đầu ngành mới được đi dự các hội thảo, công tác ở nước ngoài nhiều lần. Nhưng đâu phải thế là sung sướng, Bác sĩ mới xuống sân bay đến thẳng khách sạn rồi tham gia họp hành, làm việc rồi ăn uống nghỉ ngơi. Xong mọi thứ lại trở về nước ngay, thời gian gấp gáp người mệt mỏi vì đi xa, chênh lệch múi giờ sau đó lại phải dành thời gian cho hội nghị, họp hành ở trong nước. Ngay cả quần áo trên mình đầy mùi formol của phòng xác đôi khi không kịp thay.
Bác sĩ đi hội thảo nước ngoài đâu phải là hưởng thụ, tranh thủ đến các thư viện để tìm tài liệu y khoa, những cuốn sách, bài báo có công bố các công trình nghiên cứu khoa học đều gom lại đem về Việt Nam bằng cách photo bởi vì giá sách ở nước ngoài đắt đỏ. Mãi về sau có tiền mới dám mua sách gốc để đỡ bị mang tiếng vi phạm bản quyền.
Bác sĩ ám ảnh ngày tết
Nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các Bác sĩ có lẽ là những ngày tết, năm nào cũng phải trực. Đó không các ca trực thông thường mà thức trắng thâu đêm, thậm chí có những đêm phải mổ xuyên suốt mấy ca đến sáng. Tết cũng là thời điểm tai nạn giao thông tăng lên đáng kể, mọi người nhậu nhẹt, uống rượu rồi đua xe, gây tại nạn không chỉ gây khổ cho người nhà Bác sĩ cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng.
Điều dưỡng viên Ngọc Lan bệnh viện Đa khoa Hà Đông theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Hơn 10 năm công tác trong nghề chúng tôi chưa có lễ nghỉ tết trọn. Có những năm trực tết bệnh nhân còn đông hơn ngày thường Bác sĩ vừa mổ vừa ngáp, cằn nhằn bệnh nhân rửng mỡ nhậu xỉn đua xe rồi hành mọi người. Cứ vậy ý định ngày mai bỏ nghề cứ lớn dần cho đến khi vạ vật đâu đó để chợp mắt vài phút.
Bác sĩ Hải An từng học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Làm Bác sĩ dù có những ngày không trực cũng chẳng có mấy thời gian. Họ còn phụ trách phòng mạch riêng rồi đọc thêm các tài liệu sách báo y khóa để tìm tòi nghiên cứu, học hỏi thêm. Những khi gặp các ca bệnh khó phải đọc hàng trăm trang tiếng anh và phải hiểu rõ chỉ trong 1,2 ngày. Thậm chí những ngày nắng hè đứng mổ trong phòng phẫu thuật không mồ hôi đầm đìa, không được bật quạt để tránh bệnh nhân bị nhiễm trùng.
Rõ ràng biết bệnh nhân nhiễm HIV nhưng vẫn phải mổ, có những lần bị bệnh nhân gài bẫy chơi trò ghi âm câu chữ quay clip lại nhưng vẫn phải ngọt nhạt nếu không mọi sự sẽ đổ ụp lên đầu. Không chỉ vậy những ca bệnh nhân chết trên tay mình cũng trở thành nỗi ám ảnh, ngay cả những khi đang vui cùng người thân, gia đình. Ai bảo làm Bác sĩ sung sướng cứ thử ở bệnh viện một ngày đi rồi biết.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn