Theo nghề Y Bác sĩ phải học chữ “nhẫn”

Trong nghề  Y không chỉ chữ đức mà chữ “nhẫn” cũng được nhấn mạnh như một đức tính quý và giúp mọi người có được thành công xứng đáng.

Theo nghề Y phải học cách nhẫn nại

So với các ngành nghề khác ngành Y có thời gian học kéo dài nhất cùng với quãng thời gian khổ luyện thành nghề vô cùng vất vả mà chỉ sinh viên y khoa mới thấm. Khối lượng kiến thức khổng lồ, những cái tên, công thức khó nhớ, hàng trăm thứ mà sinh viên ngành Y phải học rồi đi thực hành, trực đêm, lâm sàng rất nhiều yêu cầu đòi hỏi sinh viên theo học phải đáp ứng được đầy đủ. Thời gian học 6 năm không ít người đã bỏ học giữa chừng vì mọi thứ áp lực, thậm chí có người đã sinh trầm cảm vì không thể cạnh tranh nổi so vói bạn bè, gia đình xin cho về thôi không học nữa… Ngành Y cả một quá trình rèn luyện thách thức nếu không chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, một sức khỏe tốt, khả năng chiến đấu thì khó mà trụ được.

Theo nghề Y Bác sĩ phải học chữ “nhẫn”

Bác sĩ Phương Anh phụ trách giảng dạy Chuyển đổi Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Nghề Y thành công nhiều nhưng cũng không thiếu những giọt nước mắt, khổ đau thậm chí cả những xung đột nội tâm,  đánh mất bản ngã của mình nếu không vững vàng. Để có được quả ngọt sinh viên y khoa cần nỗ lực rất nhiều không chỉ học ở giảng đường mà phải cất công đến bệnh viện thực tập hàng đêm, theo dõi bệnh nhân từng giờ từng phút,rồi học cách chia sẻ động viên, an ủi người bệnh coi họ như những người bạn tâm tình…Với những người theo nghề Y lúc nào cũng phải nhẫn nhịn, tỉnh táo trong công việc.

Hành nghề Y phải học cách nhẫn nhịn

Trong quá trình hành nghề Y chỉ có sự nhẫn nại Bác sĩ mới không phát khùng và nổi cáu với chính mình hoặc bệnh nhân.Bác sĩ Hiền Lương tham gia giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược học cuối tuần chia sẻ: Ngày nào họ cũng bắt đầu một ngày với khối lượng công việc khổng lồ, bệnh nhân xếp hàng chờ sẵn, không khí xung quanh căng thẳng, những ngày nóng nực, oi bức, hơi người, tiếng chuông điện thoại kêu liên tục… tạo thành mọi thứ hỗn độn dễ khiến người ta phải nổi cáu. Không chỉ bệnh nhân kêu than vì chờ đợi mà Bác sĩ khám cho bao nhiêu lượt người rồi vẫn thấy màn hình xanh dày đặc các danh sách tên người đang chờ khám. Thử hỏi nếu không có sự nhẫn nhịn làm sao có thể giữ nổi bình tình với mọi thứ chỉ chờ một mắt xích bị phá vỡ sẽ rối loạn hết thảy.

Không chỉ vậy trong quá trình thăm khám bệnh sẽ có bệnh nhân nổi xung lên vì phải chờ tới lượt rất lâu chỉ cần một chút nóng giận mọi thứ sẽ đảo lộn. Chỉ cần có tính kiên trì, giữ bình tĩnh mới đảm bảo mọi công việc diễn ra tốt nhất và không phải chịu những ân hận về sau. Thậm chí có những bệnh nhân không chịu  hợp tác cũng phải giảng giải cho họ hiểu hoặc có xì xào, lời ra tiếng vào khó chịu khi phải chờ lâu cũng bỏ qua. Bao nhiêu bệnh nhân ở nơi xa dắt díu nhau đến khám bệnh, họ trông chờ, hi vọng… thì Bác sĩ càng phải nhẫn nhịn hơn nữa mặc dù bản thân cũng mệt mỏi chỉ muốn đổ sụp xuống mà thôi

Nữ điều dưỡng Ngọc Ánh từng học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Không chỉ Bác sĩ mà các nhân viên y tế điều  dưỡng như chúng tôi cũng rất vất vả làm không hết việc. Hàng ngày có bao nhiêu việc tỉ mỉ cần phụ trách, thậm chí người nhà bệnh nhân hạch sách, bất công, gây gổ một cách vô lý cũng phải nhẫn nhịn. Những người làm nghề Y không được phép cãi lại, chống trả bệnh nhân để rồi mang tiếng oan cả đời. Chính vì vậy biết nhẫn nhịn sẽ giúp Bác sĩ được kính nể hơn khi biết dùng đúng lúc đúng chỗ.

Chỉ mong sao dư luận, xã hội biết cảm thông hơn với những người làm trong nghề y, họ cũng chẳng cần vinh danh tung hô quá nhiều màu hồng mà sự cảm thông trong thực tế mới giúp những người Bác sĩ yên tâm làm việc và cống hến trọn vẹn cho nghề.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version