Bác sĩ Việt Nam cần chuẩn bị gì cho hội nhập ngành y thế giới?
Với những tiến bộ của y học từ nước bạn, việc du nhập nền y học giữa các nước với nhau kéo theo không ít các bác sĩ có mong muốn ra nước ngoài học tập và làm việc. Để làm được điều đó, việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là vô cùng quan trọng.
- Bác sĩ cố tình viết chữ xấu để ăn chia với Nhà thuốc?
- Học Bác sĩ ở Hoa Kỳ dễ hay khó?
- Khát vọng trở thành Bác sĩ của học trò nghèo khó
Việt Nam đứng trước hội nhập Ngành Y thế giới
Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực trong việc mở rộng quy mô cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn không chỉ trong cơ sở vật chất mà còn đào tạo con người. Bạn có thể nhìn nhận ngay khi tại các bệnh viện Việt Nam không chỉ có những dòng chữ hướng dẫn tiếng Việt mà đã có các dòng chữ tiếng Anh cho thấy y khoa trong nước ngày càng hội nhập nhiều hơn với y khoa thế giới. Đặc biệt không ít bác sĩ Việt ra nước ngoài học tập và làm việc. Tuy nhiên một câu hỏi lớn được đặt ra đó chính là các bác sĩ Việt Nam cần chuẩn bị những gì nếu muốn ra biển lớn.
Hiểu biết ngôn ngữ Tiếng Anh
Trong môi trường làm việc quốc tế, tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong việc giao tiếp là làm việc, vì vậy yếu tố đầu tiên mà các bác sĩ cần chuẩn bị đó chính là kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành. Kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở đây được hiểu là những thuật ngữ chỉ những người làm trong chuyên ngành Y Khoa mới; là kỹ năng giúp các bác sĩ Việt Nam có thể giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân và đồng nghiệp bằng tiếng Anh. Việc dùng tiếng Anh chuyên ngành không đơn giản như tiếng Anh trong giao tiếp; bởi nó dùng để khai thác bệnh sử, giải thích bệnh lý, và giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân, y tá, đồng nghiệp. Theo HĐQT Bệnh viện YHCT Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “”Đây là điểm yếu lớn nhất của bác sĩ Việt Nam khi ra nước ngoài. Ngay cả những bác sĩ Việt khi ở Việt Nam nói tiếng Anh rất giỏi nhưng khi ra nước ngoài vẫn gặp rất nhiều vấn đề trong giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành.”
Bác sĩ Việt Nam chuẩn bị gì trước hội nhập
Nguyên nhân của sự yếu kém này một mặt do các giảng viên dạy tiếng Anh tại các trường y phần lớn không phải là bác sĩ. Đồng thời sinh viên không thực hành hay không được thực hành tiếng Anh chuyên ngành mà chỉ học tiếng Anh chuyên ngành qua từ vựng và đọc sách hoặc chính bản thân người bác sĩ chưa thực sự cố gắng trong việc rèn luyện kỹ năng tiếng Anh của mình. Trong khi đó, phần lớn tài liệu y khoa trên thế giới đều được viết bằng tiếng Anh nên việc đọc hiểu bài báo sẽ giúp bác sĩ Việt Nam cập nhật kiến thức và phác đồ điều trị của các nước trên thế giới.
Trau dồi kỹ năng mềm
Một trong những yếu tố để các bác sĩ Việt tiếp cận nhiều hơn với y học thế giới đó chính là khả năng giao tiếp, viết, làm việc nhóm, lãnh đạo, và thuyết trình. Trong khi đó để sinh viên y khoa có thể làm việc ngay sau khi ra trường thì bản thân những người bác sĩ tương lai phải có những kỹ năng mềm nhất nhất định. Trong đó, kỹ năng viết hiện nay của các bác sĩ còn khá yếu. Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm nhưng cũng thừa nhận rằng họ không biết viết về bản thân mình một cách ấn tượng và trình bày xúc tích những công việc và kinh nghiệm của chính bản thân mình nên đã hạn chế khả năng cơ hội thăng tiến cũng như cơ hội có thể thể hiện bản thân trước các bác sĩ quốc tế.
Tăng kỹ năng xử lý công việc
Kỹ năng phân tích và tư duy logic
Ngoài vấn để ngôn ngữ, kỹ năng mềm thì kỹ năng phân tích, tư duy và chẩn đoán y khoa cũng là một yếu tố quan trọng. Dường như các bác sĩ Việt Nam chủ yếu dựa vào kỹ năng thực hành và kỹ năng sách vở của mình để chẩn đoán và làm việc hơn là tư duy và y khoa biện chứng. Các BSVN trả lời rất nhanh câu hỏi “what diagnosis?” để chẩn đoán nhưng khó trả lời câu hỏi “why and how diagnosis?”. Các bạn sinh viên Y Dược chính quy và bác sĩ Việt Nam trẻ thường xem việc làm chủ các ca mổ phức tạp như một thành công nhưng thật ra hiểu rõ bệnh lý, chẩn đoán chính xác, thực hiện cuộc mổ an toàn, ngăn ngừa và giảm biến chứng đó mới thật sự là thành công đầy đủ. Đây là lý do tại sao các bác sĩ phẫu thuật bên Mỹ bỏ ra 1-2 năm nghiên cứu cơ bản trong phòng lab để hiểu về gene, … và mô bên cạnh học kỹ năng phẫu thuật.
Để bác sĩ Việt Nam tiến gần hơn với biển lớn
Để bác sĩ Việt có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận những kiến thức y khoa hiện đại nhất trên thế giới, các bác sĩ và sinh viên y khoa cần học và thực tập lâm sàng bằng tiếng Anh chuyên ngành. Để trau dồi vốn ngôn ngữ của mình, bạn có thể tham khảo các chương trình USMLE để có thể học và thực tập tiếng Anh chuyên ngành một cách thực tế.
Không chỉ bác sĩ mà Dược sĩ Cao đẳng, Điều dưỡng viên tại các trường Cao đẳng Y Dược cũng cần phải nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành của mình để có thể phát triển khả năng của mình trong môi trường thế giới.
Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn