Bác sỹ giúp bạn nhận biết dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Vậy dấu hiệu như thế nào để biết bạn đang âm thầm mắc phải căn bệnh dẫn đến nhiều vụ tự sát này. Hãy cùng Bác sĩ Phạm Văn Trụ, Nguyên giám đốc Bệnh viện Tâm thần xác định các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
- Zika bao vây Đông Nam Á Bộ trưởng các nước họp trực tuyến.
- Giang mai – bệnh nguy hiểm ít người biết
- “Mổ xẻ” căn bệnh lạ gây chết người Whitmore
Bác sỹ giúp bạn nhận biết dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Trầm cảm là gì:
Trầm cảm là trạng thái chán nản, buồn rầu và không có gì khiến bạn hấp dẫn và hứng thú với cuộc sống , ngủ không ngon giấc, ăn không ngon miệng, làm việc gì cũng đoảng không tới nơi tới chốn, mặc cảm rầu rĩ lâu ngày thường hay nghĩ quẩn để tìm đến cái chết. Ngoài ra bệnh nhân mắc trầm cảm còn có biểu hiện hay lo lắng, nặng đầu, và mỏi vai gáy, hồi hộp, khó thở…
Ngày nay bệnh này có dấu hiệu gia tăng ở tuổi thanh niên, về giới tính thì trầm cảm ở nữ thường sảy ra gấp 2 lần so với nam giới. Trầm cảm có dấu hiệu trẻ hóa và các biểu hiện của trầm cảm ở thanh thiếu niên cũng khác hoàn toàn với lứa tuổi trung niên hay người cao tuổi.
Những biểu hiện ở người trầm cảm.
Thứ nhất: Nét mặt trầm buồn, chán nản, cảm thấy cô độc và lẻ loi. Đây là những biểu hiện chính bề ngoài cho thấy một người trầm cảm ở tình trạng nặng họ luôn bi quan và không tiếp xúc với người khác.
Thứ hai :Mất hứng thú với cuộc sống. Đi đứng chậm chạp, cảm giác nặng nề và mệt mỏi như người không có sức khỏe thường xuyên ủ rũ. Làm việc gì cũng chán nản và mau chóng than thở, hay cáu vặt khi tiếp xúc với người khác và không quan tâm đến những người xung quanh.
Chán nản là iểu hiện của bệnh trầm cảm
Thứ ba: Ăn không ngon, và nhạt miệng chán ăn.
Thứ tư: Trằn trọc, khó ngủ ngay cả khi đêm về, thường xuyên suy nghĩ linh tinh về đêm, thèm ngủ mà không ngủ được.
Thứ năm: Đầu óc khó tập chung, do dự và không quyết đoán, không tự mình suy nghĩ tư duy trước khi làm một việc gì đó kể cả việc rất đơn giản.
Thứ sáu: Hay than nhức đầu, mỏi cổ, mỏi gáy, tức ngực, tay chân nhức mỏi. Có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật một cách vô lý và sợ sệt. Nhưng nhiều khi nổi nóng bất thình lình.
Thứ bảy: Miễn cưỡng không giao tiếp với người khác, né tránh sự thăm hỏi, tự cảm thấy chán đời và bế tắc với gai đình bản thân vô dụng.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.
- Do gặp phải những cú sốc lớn trong đời như mất người thân, áp lực công việc, sự thất bại.
- Ở lứa tuổi thanh thiếu niên thì do áp lực bài vở, hụt hẫng, tâm lý học đường.
- Ở người lớn tuổi, biểu hiện phiền muộn đau đớn, chậm chạp, ít nói, dễ quên.
- Người đã qua một thời gian hung cảm: quá tự tin, không cần ngủ, nói nhanh, bốc đồng, người tâm thần phân liệt .
- Ở phụ nữ trầm cảm thường sảy ra ngay sau khi sinh, tỷ lệ không cao nhưng khá trầm trọng nếu không có phát hiện sớm.
Không nên coi nhẹ bệnh trầm cảm
Bác sỹ khuyên bạn.
Theo bác Trụ, không nên coi nhẹ bệnh trầm cảm, khi phát hiện người thân trầm cảm phải trấn an và tìm hiểu cách tốt nhất là đến các cơ sở tư vấn hoặc đi khám chuyên khoa để tránh trầm uất, quẫn trí.
Trường hợp bệnh nhân đã có ý định tìm đến cái chết thì phải theo dõi ngăn chặn và đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất. Đừng mất thời gian dung vào những loại thuốc không đúng chuyên khoa. Các bác sĩ chuyên khoa họ sẽ biết dùng và điều chỉnh thuốc phù hợp với bệnh nhân và điều trị tránh tái diễn.
Lam hạ – Ytevietnam.edu.vn