Bài học trực đêm qua nhật ký của người bác sĩ
Giữa cuộc sống, người bác sĩ lại có những nhìn nhận khách quan hơn vào mỗi đêm trực khi được chứng kiến những mảnh đời, tình huống dở khóc dở cười mà chỉ có người bác sĩ mới thực sự hiểu.
- Muốn giỏi nghề Y hãy tốt nghiệp lớp “chấp nhận thất bại” trước đã
- Ngành Y là làm DỊCH VỤ hay NGHĨA VỤ?
- Con giáp nào làm nghề Y nửa đời lận đận, nửa đời an nhàn?
Bài học trực đêm qua nhật ký của người bác sĩ
Câu chuyện “Nhật ký trực đêm” của một bác sĩ
“Nhật ký trực đêm” của một bác sĩ thời gian qua nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ của cộng đồng mạng bởi sự chân thành và những suy tư sâu sắc về những mảnh đời éo le lúc bệnh tật. Câu chuyện xúc động ấy được cộng đồng mạng biết đến qua trang page các thành viên trong ngành y học. Những câu chuyện tuy ngắn nhưng khiến nhiều người xúc động và thấm thía khi tại đây người bác sĩ chứng kiến những hoàn cảnh khác nhau với nhiều căn bệnh nặng có, nhẹ có,…nhưng đều chung một cảm giác là đau đớn về thể xác và cũng trong giây phút ấy họ thể hiện tất cả những gì thầm bí nhất ẩn sâu trong con người mình.
Đêm xuống nhưng không phải cuộc sống đã tắt mà đó là thời gian chuyển mình với những câu chuyện mới và đây cũng là thời gian mà các y bác sĩ khám bệnh tại các bệnh viện có thể chứng kiến nhiều hơn những câu chuyện của các bệnh nhân. Đó có thể là câu chuyện của một người bà cụ 70 tuổi, ốm yếu được đưa đến phòng cấp cứu trong tình trạng suy kiệt nặng vì căn bệnh ác tính nhưng khi bác sĩ hỏi về bệnh tình của thì cô con gái ruột của bà cụ lại chỉ nói ra những lời mơ hồ “hình như mẹ bị u gì đấy”. Đó là câu chuyện của một người đàn ông khi vào viện đã kể những câu chuyện trên trời dưới biển như có quan hệ với người này, người kia, gia đình hiển hách như thế nào, hay câu chuyện éo le của một chàng trai trẻ không chịu nhập viện vì không có tiền mặc dù cơ thể đôi tay đã gãy. Đôi khi lại là những tình huống dở cười khi một người phụ nữ nhập viện vì đau đầu nhưng khi không thấy điện thoại của mình lại la lớn, đổ thừa cho các bác sĩ ăn cắp và những tiếng thở dài có thể kéo dài trong suốt đêm tối.
Bác sĩ sợ “trực đêm”
Nhiều bác sĩ phải thừa nhận rằng khi càng làm lâu trong nghề, bản thân lại càng sợ trực đêm. Sợ ở đây không phải là sợ do chuyên môn thấp, sức khỏe không tốt, sợ phải tiếp xúc với những bệnh nhân lây nhiễm hay có thể bị hành hung bất cứ lúc nào…mà phải chứng kiến quá những điều thầm kín ẩn sâu trong mỗi người. Những dòng tâm sự của vị bác sĩ trong đêm trực khiến nhiều người không khỏi xúc động và đồng cảm. Nhiều bạn đọc đã gửi đến những lời cổ động ngay sau khi bài viết được đăng tải: “Đọc những lời tâm sự của bác mà thật thấm thía và sâu sắc. Từ câu chuyện bác kể mà người ta có thể suy nghĩ được nhiều điều trong cuộc sống, đó không chỉ tấm lòng của người bác sĩ, những câu chuyện éo le của những người bệnh mà còn là những bài học đắt giá về giá trị sống”.
Nhiều bác sĩ sợ trực đêm
Chia sẻ tâm trạng sau khi đọc những dòng nhật ký, bạn có nich name Yến Trang chia sẻ: “Nếu như bác sĩ nào cũng có cái nhìn nhận sâu sắc, biết tiếp nhận bệnh nhân bằng thái độ thấu hiểu và sẻ chia như thế này thì có lẽ nỗi đau của bệnh nhân sẽ được xoa dịu và có nhiều hy vọng hơn trong cuộc sống.” Trong đó không ít những lời cám ơn, đồng cảm công việc của những người bác sĩ đang làm. Bạn N.T.H (sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ: “Khi đọc những tâm sự của vị bác sĩ mà mình thất thật xúc động và có lẽ chỉ những ai chứng kiến tận mắt mới thấy hết được nỗi vất vả của các sĩ trong các kíp trực, đặc biệt là những giá trị nhân văn mà câu chuyện mang lại. Cám ơn vị bác sĩ rất nhiều!”
Có lẽ người bác sĩ ấy đã có nhiều thời gian trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm với nghề và chứng kiến rất nhiều câu chuyện của trong những ca trực đêm mới có cái nhìn nhận sâu sắc đến thế. Có lẽ không ít độc giả cũng đồng điệu với tôi rằng, phải chăng vị bác sĩ này có một trái tim bao dung, một cái nhìn thực tế nhưng không mất đi tình cảm mới có thể viết ra những lời hay ý đẹp tác động đến nhận thức của người đọc nhiều đến thế. Khi đọc những dòng nhật ký ấy, tôi nghĩ ngay đến lời nói của Thượng đế: Hãy tha thứ, hãy cho đi nhiều hơn, bởi cuộc đời của ái đó giống như cây lúa, cây lúa nào xấu hạt lép hạt non thì luôn đứng thẳng, trong khi những cây lúa trĩu hạt luôn oằn mình xuống dưới thấp. Quả thật trong cuộc sống nếu biết cho đi, hạ cái tôi của mình xuống thì tâm hồn của bạn thật nhẹ nhàng và đạt được đến cảnh giới của sự thanh thản.
Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn