Ngành Y là làm DỊCH VỤ hay NGHĨA VỤ?
Câu hỏi “Ngành Y là làm dịch vụ hay nghĩa vụ” từ lâu đã được đưa ra bàn luận một cách khá nghiêm túc để nhằm lấy lại sự công bằng cho người làm nghề Y. Thế nhưng đến nay câu trả lời vẫn còn bị bỏ ngỏ, để lại nỗi niềm trăn trở khá lớn cho những ai đang theo nghề.
Ngành Y là làm dịch vụ hay nghĩa vụ?
Bản chất ngành Y là một ngành Dịch vụ có thu phí
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế cũng như nghiên cứu về sự phát triển của xã hội thì xã hội càng văn minh, con người càng đủ đầy về cuộc sống thì càng yêu cầu chất lượng ở ngành Dịch vụ cao hơn. Dịch vụ cũng chính là ngành nghề thu hút được sự quan tâm và ủng hộ từ xã hội nhiều nhất, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hệ hống chăm sóc sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt và đặc thù nhất là ngành Y. Bản chất là dịch vụ nhưng yêu cầu đặc thù và chất lượng cao đang trở thành gánh nặng lớn đè lên vai của những cán bộ y tế.
Tuy nhiên thay vì các dịch vụ thông thường khác như dịch vụ ăn uống, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp thì có thể thấy rằng dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đặc biệt quan tâm. Bởi vì cần có một sự vụ liên quan được đưa lên mặt báo thôi thì ngay lập tức làn sóng dư luận sẽ đổ lên đầu nhữn bác sĩ, thầy thuốc, những đơn vị có liên quan. Ví như vụ Bác sĩ Lê Quang Dương ở bệnh viện Đa Khoa Thạch Thất, Hà Nội bị hành hung cũng làm nên một cơn bão ngầm chống lại vấn nạn ngành Y nhưng chỉ vài ngày thì đâu lại vào đó. Theo phân tích khá thấu đáo của Giảng viên Dương Trường Giang đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì viện phí là chi phí mà chúng ta phải có trách nhiệm chi trả để sử dụng dịch vụ từ các bệnh viện. Đây sẽ là dịch vụ có chất lượng cực kỳ khác biệt với từng đối tượng và đơn vị khác nhau. Vậy nên nếu bạn muốn được chữa bệnh ngay lập tức mà không cần chờ đợi, bạn muốn được phẫu thuật cho người nhà với chất lượng từ các bác sĩ có tay nghề giỏi nhất thì đồng nghĩa với việc bạn phải trả một mức phí cao hơn. Thế nhưng thực tế lại đã có không ít cá nhân vào các bệnh viện nhà nước chữa bệnh với một mức thu phí thấp nhất nhưng lại yêu cầu cán bộ y tế phục dịch như mọi dịch vụ khác. Mức chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng luôn đòi hỏi cần được phục vụ cao nhất. Như vậy, liệu có quá bất cập và bất công với cán bộ công tác trong ngành Y.
Làm dịch vụ nhưng Nghề chữa bệnh cứu người luôn bị xem là nghĩa vụ?
Cùng quan điểm trên thì một bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, hiện cũng đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đã có phút trải lòng khá thẳng thắn về vấn đề ngành Y là dịch vụ chứ không phải nghĩa vụ. Tương tự như lúc chúng ta sử dụng dịch vụ hàng không, một dịch vụ có sự phân tầng đối tượng rõ nhất thì chất lượng vé hạng thương gia bao giờ cũng có sự khác biệt. Đó là dịch vụ VIP thì bạn gần như không phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ chờ đến lượt làm thủ tục tại quầy hoặc cửa an ninh. Như một bác sĩ sản khoa thường xuyên đi công tác và được sử dụng vé thương gia thì được sử dụng phòng chờ, có trà, nước, hoa quả, đồ ăn nhẹ. Ngược lại với chia sẻ của một Điều Dưỡng viên thu nhập thấp chỉ đủ tiền mua vé máy bay giá rẻ thì đương nhiên chị phải xếp hàng đến hàng tiếng mới làm xong thủ tục, nhiều khi chuyến bay ấy còn bị delay đến vài tiếng nữa.
Ngành Y luôn được xem là nghĩa vụ
Như vậy, bệnh nhân càng đông, nguy cơ lây nhiễm cao cộng với nguy hiểm từ vấn nạn bạo hành ngành Y thì cần chế độ đãi ngộ xứng đáng là điều không tưởng. Phí thu dịch vụ đã thấp, khách hàng đông thì làm sao mà có chất lượng dịch vụ chất lượng. Đó là điều mà bất kỳ ai cũng phải hiểu. Nhưng người ta tự gắn cho cái mác “Lương Y như từ mẫu” để bóc lột người thầy thuốc đúng nghĩa. Chúng tôi trả tiền viện phí và cần được chữa bệnh, bác sĩ phải phục vụ chúng tôi với cái giá rẻ chưa từng thấy. Khi chứng kiến người bệnh có thái độ đòi hỏi, thiếu tôn trọng một Điều Dưỡng, cựu sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thêm rằng mỗi khi người nhà hay bệnh nhân to tiếng khó chịu thì các y bác sĩ, Điều Dưỡng và các cán bộ y tế nói chung đều phải nhịn. Họ đòi hỏi chất lượng cao khi mức chi trả chỉ ở mức độ thấp.
Điều đó gây áp lực lớn đối với Bác sĩ, cán bộ y tế vì nếu không làm vừa lòng những người dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh hạng phổ thông ở các bệnh viện công thì họ có thể tìm cớ để gọi điện đến đường dây nóng Bộ Y tế. Và lúc đó bao nhiêu năm vất vả phấu đấu học tập sẽ tan biến trong phút chốc. Vì lãnh đạo các Bệnh viện thì ngại phiền phức, ngại dư luận lên án chỉ trích nên họ cứ tạm đình chỉ công tác bất kỳ cán bộ y tế nào bị người bệnh phản ánh “Chưa nhiệt tình trong công tác khám chữa bệnh”… Vậy là chỉ trong một phút thôi, toàn bộ sự nghiệp đã không còn, sau bao năm phấn đấu chỉ còn là con số 0 tròn trĩnh. Vậy mới nói “Nghề Y bạc lắm ai ơi” quả chẳng sai.
Để chống chọi với dư luận và điều tiếng thị phi ập đến bất kỳ lúc nào, người làm ngành Y chấp nhận chịu quá nhiều áp lực thậm chí muốn bỏ nghề để ra làm phòng khám riêng cho tự do, thoải mái….vừa tránh được thị phi, vừa nâng cao mức thu nhập vốn quá bèo bọt. Nhưng rồi làm Dịch vụ hay Nghĩa vụ thì chấp nhận làm nghề Y là chấp nhận mất nhiều hơn được, thiệt thòi hi sinh nhiều hơn cả vinh quang, vinh dự. Hãy nhìn nhận và đối xử công bằng với người làm ngành Y như một ngành Dịch vụ đặc biệt nhất.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn