Bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm đường hô hấp trên
Tùy vào phương pháp điều trị khác nhau chúng ta có những ưu, nhược điểm riêng của thuốc để chữa trị bệnh viêm đường hô hấp trên.
- Viêm đường hô hấp trên căn bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa
- Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em.
- Viêm đường hô hấp trên và 7 nguyên nhân phát bệnh
Sử dụng thuốc Tây y có tác dụng rất nhanh, hiệu quả mang lại cao khi chữa những bệnh cấp tính. Thế nhưng thuốc Tây y do được chế từ các loại hóa chất nên có nhiều tác dụng phụ, nếu không tuân thủ cách sử dụng do bác sĩ kê đơn, sẽ mang lại những hiệu quả không mong muốn.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Đông y hiệu quả điều trị sẽ chậm hơn, song lại có thể điều trị được nhiều bệnh mạn tính như: viêm phế quản mạn tính, hen phế quản mạn tính,… Thuốc Đông y cần phải có thời gian điều trị dài trung bình từ 1 – 2 tháng.
Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm đường hô hấp trên
- Chỉ khái hoàn viên (dạng viên uống)
Thành phần: Cát cánh, Mạch môn, Sa sâm, Tiền hồ, Trần bì, Bạch linh, Bán hạ, Bạch Quả.
Tác dụng: Bổ phế, tiêu đờm, chỉ khái…
Chủ trị: Ho gió, ho lâu ngày, ho khan, viêm thanh quản, đờm đặc, viêm họng, khan tiếng, viêm hen phế quản, mất tiếng
- Kha tử (dạng viên ngậm)
Thành phần: Kha tử, Cát Cánh, Cam thảo, Mạch môn, Huyền sâm.
Tác dụng: Tiêu đờm, giam ho
Chủ trị: Viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, đau rát họng, viêm thanh quản.
- Cao bổ phế (dạng viên cao)
Thành phần: Bách bộ, Bạch linh, Mạch môn, Bạc hà, Ma hoàng, Cam thảo, Tì bà diệp.
Công dụng: Là kháng sinh đông y, mát gan, giúp giải độc, bổ huyết tiêu viêm, thanh nhiệt, chống viêm nhiễm, bổ phổi tiêu đờm.
Những bài thuốc Đông y trên có thể giúp hỗ trợ chữa bệnh viêm đường hô hấp trên, tuy nhiên trước khi uống thuốc, hãy đến những phòng khám bệnh chuyên khoa để được tư vấn và điều trị cho đúng.
Ngoài ra cần phải phòng tránh bệnh tái phát trở lại bằng cách:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.
- Thường xuyên giữ vệ sinh mũi họng bằng cách xịt dung dịch nước muối biển hay nước muối hàng ngày.
- Mỗi khi ra đường nên đeo khẩu trang tránh bụi.
- Không nên tiếp xúc làm việc với những môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
- Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng họng và cổ khi thời tiết trở lạnh, mưa…
- Có một chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng cũng như duy trì sức khỏe, chống lại virus gây bệnh.
- Tập luyện hít thở sâu trước khi ngủ và mỗi buổi sáng thức dậy.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên như do dị ứng thời tiết, bụi trong không khí, do các loại dị nguyên khác nhau như phấn hoa, hóa chất, khói thuốc lá hoặc do vi sinh vật gây bệnh (nấm, vi khuẩn, virut), sức đề kháng cơ thể kém. Hãy cố gắng rèn luyện cho mình thói quen sinh hoạt tốt tránh mắc bệnh viêm đường hô hấp trên lúc thời tiết giao mùa.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn