Bài thuốc Nam chữa bệnh hiệu quả từ “Rau ngót”
Theo Y Học Cổ Truyền rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.Ngoài ra rau ngót có tác dụng bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót.
- Đậu đen dược liệu làm đẹp da theo phương pháp y học cổ truyền
- Thực hư chuyện nấm Ngọc Cẩu có tác dụng thần kì chữa yếu sinh lí?
- Thực hư chuyện chữa bệnh sùi mào gà bằng Đông Y?
Bài thuốc Nam chữa bệnh hiệu quả từ “Rau ngót”
Tác dụng của rau ngót
Theo các giảng viên bộ môn dinh dưỡng Trường cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng y Dược Pasteur, trong 100g rau ngót cung cấp: năng lượng 35kcal; 5,3g protein; 3,4g glucid; 2,5g celluloza; 169mg canxi; 2,7mg sắt; 123mg magiê; 2.400mg mangan; 65mg phospho; 457mg kali; 25mg natri; 0,94mg kẽm; 190µg đồng; 185mg vitamin C và 6.650µg vitamin A. Vì giá trị các chất dinh dưỡng có trong rau ngót mà các lứa tuổi đều có thể dùng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh con giúp tránh bị táo bón và nhanh sạch do co thắt cơ tử cung để loại bỏ chất bẩn ra ngoài.
Ngoài ra, rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam… Hai vitamin này là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống lão hóa giúp cải thiện chức năng não. Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.
Rau ngót có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau
Trong rau ngót có chứa hàm lượng papaverin khá cao vì thế không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, vì sẽ gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung có thể gây xảy thai. Vì vậy, phụ nữ có thai nếu ăn rau ngót thì nên hạn chế, không ăn hoặc uống nước rau ngót nhiều để tránh những trường hợp không mong muốn.
Rau ngót hạn chế sử dụng cho phụ nữ mang thai nhưng lại được sử dụng rất nhiều cho những phụ nữ sau sinh và những phụ nữ bị sót rau. Nguyên nhân là do rau ngót có tác dụng gây co bóp tử cung làm cho cơ tử cung co đẩy hết các dịch trong buồng tử cung và có tác dụng tiêu viêm rất tốt. Cách làm rất đơn giản bị chỉ cần dùng nước lá rau ngót uống từ 7 – 10 ngày nhau thai còn sót ở tử cung bị tống ra ngoài và bệnh nhiễm trùng sẽ giảm, khỏi: mỗi lần dùng 50g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội, gạn lấy một bát nước 100 – 200ml, ngày uống 2 – 3 lần.
Do có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm nên rau ngót được dùng để chữa tưa lưỡi cho trẻ em rất tốt và lành tính. Bạn Thu Vân đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ “ Trước kia con mình rất hay bị tưa lưỡi, mỗi lần như thế mình thường dùng lá rau ngót tươi từ 5 – 10g, giã vắt lấy nước, thấm vào bông hay vải gạc đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng, chỉ cần khoảng 2 ngày là lưỡi con sạch tưa và rất ít khi bị lại”.
Chữa bệnh từ rau ngót
Trên đây là những cách sử dụng rau ngót để điều trị bệnh vừa hiệu quả, lại an toàn và không tác dụng phụ.
Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn