Bài thuốc Nam điều trị bệnh viêm mũi dị ứng từ cây ngải cứu
Rau ngải cứu không chỉ được sử dụng chế biến món ăn mà còn là một vị thuốc quý được sử dụng trong Y học cổ truyền có tác dụng điều trị nhiều bệnh như đau đầu, bổ huyết, đau nhức khớp, cảm cúm…Và đặc biệt có công dụng rất tốt trong việc điều trị chứng bệnh viêm mũi dị ứng nhiều phiền toái.
- Bệnh viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp và những điều nên biết
- Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai không cần dùng thuốc
- Bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm và cách điều trị hiệu quả
Rau ngải cứu trong Y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, cây ngải cứu thuộc tính ấm, có vị đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa, thuộc họ cúc. Loại cây này trước đây thường mọc hoang nhưng hiện nay đã được trồng khắp nơi do công dụng điều trị bệnh. Cây ngải cứu có tác dụng rất tốt với phụ nữ, thường được áp dụng để điều trị những bệnh liên quan đến hệ sinh sản, điều hòa kinh nguyệt, rong kinh.
Bên cạnh đó cây ngải cứu còn có tác dụng trong việc cầm máu sơ cứu vết thương ngoài da, mẩn ngứa, đau nhức xương khớp, chảy máu cam, ho ra máu, các bệnh liên quan đến thần kinh như đau đầu, mất ngủ, chữa bệnh phong thấp và ghẻ lở. Để sử dụng cây ngải cứu một cách tốt nhất, thời điểm thu hái là và lúc cây chưa ra hoa.
Ngoài ra, ngải cứu cũng là một trong những bài thuốc Nam điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả. Khi thấy bất kỳ triệu chứng của bệnh như hắt hơi, sổ mũi hay ngạt mũi bạn có thể dùng ngải cứu để điều trị vừa an toàn lại hiệu quả cao.
Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu
Cách thực hiện
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng rau ngải cứu vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lấy rau ngải cứu về nhặt sạch lá héo, rửa sạch sau đó đem phơi khô hoặc sấy. Tuy nhiên nên để khô tự nhiên, tránh nhiệt độ cao làm mất lượng tinh dầu có trong ngải cứu. Khi đã khô bạn mang đi tán nhỏ thành bột mịn để sử dụng trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Cách sử dụng điều trị bệnh
Sau khi đã tán ngải cứu ra thành bột, bạn lấy một lượng bột nhỏ cuộn vào giấy sau đó dùng băng keo bịt lại một đầu như điếu thuốc lá. Đốt điếu thuốc sau đó hơ lần lượt lên vị trí các huyệt sau: huyệt nằm giữa đỉnh đầu, huyệt nằm trước huyệt đỉnh đầu cách 2 cm, huyệt nằm sau huyệt đỉnh đầu 2 cam và hai huyệt bên cạnh cách huyệt đỉnh đầu sang hai bên khoảng 2cm.
Lưu ý khi áp dụng phương pháp này, khi hơ các huyệt cần cách xa khoảng 1,5cm sẽ giúp bạn dễ chịu. Hơ bột ngải cứu tại chỗ huyệt đến khi có cảm giác ấm dần lên và nóng thì chuyển sang các huyệt khác. Làm luân phiên đối với các huyệt khoảng 20 đến 30 phút. Người hỗ trợ cần phải dùng một tay hơ một tay ép tóc xuống để tránh bị cháy tóc là nhiệt độ nhanh chóng tiếp xúc với các huyệt hơn. Nên thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc lúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn thoải mái và giảm những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng gây nên.
Liệu trình điều trị
Đối với việc dùng thuốc Nam điều trị bệnh viêm mũi dị ứng từ cây ngải cứu, người bệnh nên áp dụng theo liệu trình điều trị. Một liệu trình thường kéo dài từ 10 đến 15 ngày, nghỉ khoảng 7 ngày sau đó tiếp tục liệu trình điều trị mới.
Trên đây là phương pháp áp dụng thuốc Nam điều trị bệnh viêm mũi dị ứng từ cây ngải cứu giúp người bệnh chấm dứt những triệu chứng do bệnh gây nên. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh không khỏi thì người bệnh nên báo cho bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều trị.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn