Bàn về Y Đức trong xã hội đổi mới
Không chỉ riêng nghề Y làm bất cứ nghề gì cũng cần đến lương tâm, trách nhiệm, đạo đức với nghề, nhưng đối với ngành Y vấn đề này được coi trọng hơn cả mà xã hội thường gọi đây là y đức.
- Sự thật đằng sau hai từ “Cao quý” trong nghề Y
- Làm Điều Dưỡng viên khiến tôi trở nên mạnh mẽ và kiên cường
- Có phải Bác sĩ giỏi chỉ cần làm tốt chuyên môn?
Y đức của người làm nghề Y luôn là thứ quan trọng
Ngành Y không giống như những ngành nghề khác
Với đặc thù lao động của ngành y tế liên quan đến trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ con người là ngành nhân đạo luôn đòi hỏi người bác sĩ phải giỏi và có lương tâm nghề nghiệp. Vì thế mà thời gian đào tạo dài hơn các ngành khác như: 6 năm học Đại học, Cao đẳng Y dược sau đó học 1 năm chuyên khoa định hướng, 2 năm chuyên khoa cấp I rồi 2 năm chuyên khoa cấp II thành 11 năm hoặc 1 năm chuyên khoa định hướng, 2 năm thạc sỹ lúc đó mới có thể tự tin và đủ điều kiện hành nghề.
Mặc dù được học hành đang hoàng, học cao hiểu rộng những lao động trong ngành Y không khác gì người làm lao động chân tay, thậm chí còn vất cả và căng thẳng hơn vì đòi hỏi sự khẩn trương giành giật từng giây từng phút trước tử thần để cứu tính mạng người bệnh, là lao động liên tục cả ngày đêm, diễn ra trong điều điện không phù hợp của quy luật sinh lý con người làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ nhân viên y tế, trực đêm, ngủ ngày và ngược lại. Là lao động trong môi trường không thuận lợi, không phù hợp với tâm lý con người. Tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại, lây nhiễm, hoá chất, chất thải môi trường bệnh viện. Chịu sức ép lớn từ dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi không thoả mãn nhu cầu của họ trong khi điều kiện đáp ứng không có khiến người thầy thuốc tư vấn không thể thực hiện được. Là loại lao động luôn tiếp xúc với những người có sức khỏe về thể chất và tinh thần không bình thường, người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, họ luôn lo lắng bức xúc với tình trạng bệnh tật của mình. Vì vậy họ buồn phiền, cáu gắt dễ có phản ứng phức tạp, nếu như trình độ nhận thức hiểu biết chưa tốt, thiếu giáo dục, thiếu bản lĩnh thì họ sẽ có những hành vi không đúng mực khi đánh đập hành hung bác sĩ, nhân viên y tế, họ luôn có những yêu cầu vượt quá so với quy định và điều kiện cho phép vì thế mà dễ gây thắc mắc, căng thẳng giữa bác sĩ và bệnh nhân. Vì chính những điều kiện khó khăn như thế nên ngành Y luôn đòi hỏi những người có tính kiên cường và tính bền bỉ cao.
Không nên đánh giá nghề Y khi con sâu bỏ dầu nồi canh
Y đức bị xuống cấp do nhân cách của người làm nghề hay do xã hội “biến chất”
Hơn nửa thế kỷ qua các thế hệ thầy thuốc và nhân viên y tế trên mọi miền của đất nước đã tận tuỵ hy sinh trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân qua các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc cũng như trong thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước. Tuy nhiên ngày nay khi nhắc đến ngành Y thì xã hội sẽ xướng lên những nhược được điểm của nghề Y thay vì nói bằng sự biết ơn và chân trọng. Nguyên nhân là do xuất hiện những vụ kê đơn thuốc đắt ăn phần trăm hoa hồng, móc nối chuyển bệnh nhân về phòng khám tư, thiếu tôn trọng bệnh nhân…
Trong một cuộc phỏng vấn nhanh của tin tức mới khi được hỏi về lý do dẫn đến những bê bối trên thì có đến 80% câu trả lời do lương thấp và chế độ đãi ngộ kém không tương xứng với công sức bỏ ra. Số còn lại là do không yêu nghề, do sự cám dỗ của đồng tiền…
Luôn biết làm nghề nào cũng có những khó khăn vất vả những nghề Y lại có đặc thù đặc biệt hơn cả. Đã có rất nhiều giải pháp để ngăn chặn những tình trạng trên nhưng không mấy hiệu quả, không phải vì giải pháp không thiết thực hay thiếu đúng đắn mà đơn giản để thay đổi thì cần sự đồng lòng từ nhiều phía trong đó bệnh nhân và bác sĩ đóng vai trò chủ chốt. Hơn hết những người ngoài cuộc cũng cần cảm thông hơn với nghề, hãy cho những người công tác trong ngành Y được nói được chia sẻ khi có vấn đề gì xảy ra đừng vôi quy chụp theo lối suy nghĩ chủ quan. Chỉ có như thế nền y tế nước ta mới được cải tiến và thay đổi, xã hội mới hưng thịnh. Đúng như Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói “Không có nghề nào đạo đức bằng nghề Y và không nghề nào vô nhân đạo bằng nghề Y thiếu đạo đức”.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn