Bánh chưng ngày Tết có ý nghĩa như thế nào?
Bánh chưng là một trong những món ăn mang đậm huơng vị ngày Tết. Và đã từ lâu, món bánh này đã trở thành một thứ không thể thiếu trong những ngày Tết xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên như một nét văn hóa từ lâu đời. Bên cạnh đó, món bánh truyền thống này còn có ý nghĩa tuợng trưng cho sự sum vầy, niềm vui và hạnh phúc trong những ngày đầu của năm mới.
- Tâm sự của Bác sĩ 10 năm ngắm pháo hoa từ cửa sổ bệnh viện
- Những thú vui dịp tết các sinh viên ngành Y cần tránh tuyệt đối
- Tết cổ truyền dưới cái nhìn của giới trẻ
Sum vầy bên nồi bánh chưng ngày Tết
Mỗi độ xuân về, đối với những nguời con xa xứ đều nhớ về quê huơng, nhớ về khoảnh khắc vui vẻ sum vầy bên gia đình quanh nồi bánh chưng. Thời tiết rét, cái không khí cả gia đình ngồi kể cho nhau những câu chuyện từ xưa, cha mẹ ông bà kể cho con cái nghe những câu chuyện vui, những câu chuyện từ thời còn trẻ. Hay lũ nhỏ đi ra đồng bới những của khoai lang về dúi vào trong chỗ củi đun để rồi mặt đứa nào cũng nhem nhuốc vết tro đen. Tất cả như ùa về trong ký ức, trong niềm hân hoan sắp đuợc đoàn tụ với gia đình.
Đối với nhiều gia đình, ngày Tết là ngày để cả gia đình đuợc sum họp sau một năm làm việc miệt mài. Và hình ảnh bánh chưng, nhưng chiếc lá rong, lá chuối hay lá dừa đuợc rửa sạch sẽ. Những cân gạo nếp, đậu xanh hay thịt lợn dùng làm nguyên liệu gói bánh đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan mỗi độ xuân về.
Trong những ngày Tết cổ truyền, trên bàn thờ gia tiên của bất kỳ gia đình nào cũng phải có ít nhất dăm ba chiếc bánh chưng để cúng. Đây là một trong những nét văn hóa lâu đời có lẽ mãi mãi về sau cũng không bao giờ biến mất trong tiềm thức của nguời Việt Nam.
Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, hình ảnh ngồi quây quần bên nồi bánh chưng, cùng nhau nuớng những của khoai hay nghe ông bà kể cho nghe những câu chuyện từ xa xưa đã thưa dần và gần như không thấy ở những thành phố hiện đại. Mỗi năm Tết đến, những hình ảnh, nhớ lại những ký ức ngày xưa mới thấy nó ấp áp và nghĩa tình biết bao.
Nguồn gốc của bánh chưng
Bánh chưng có từ lâu đời, cũng không ai biết chính xác từ thời nào. Nhưng sự tích kể rằng, từ thời vua hùng muốn truyền ngôi cho con liên mở hội nói với các con rằng: Trong số các con, ai tìm đuợc món ăn ngon và có ý nghĩa sâu sắc thì ta sẽ truyền ngôi cho. Thấy vậy các nguời con của vua Hùng liền làm các món ăn từ sơn hào hải vị có từ khắp nơi để mang dâng lên vua. Riêng nguời con thứ 18 của vua Hùng là một nguời hiền lành, chí hiếu đã làm ra bánh chưng và bánh giầy.
Bánh giầy tuợng trưng cho trời đất. Bánh chưng đuợc tuợng trưng cho hình ảnh nguời mẹ với lòng bao dung, vị tha. Hình ảnh những chiếc lá đuợc gói thành nhiều lớp bao bọc những lớp gạo, đỗ xanh có ý nghĩa cho tình yêu thuơng bao la của nguời mẹ, luôn lo lắng bao bọc từng miếng ăn nuớc uống cho nguời con từ lúc trào đời đến khi lớn khôn.
Chính vì vậy, khi ăn một miếng bánh chưng là nhớ về mẹ, muốn về với mẹ và nhớ lại những nối vất vả mà mẹ đã hy sinh để mình có đuợc cuộc sống như ngày hôm nay. Tình cảm anh em gắn kết vì cùng một mẹ sinh ra từ trăm trứng, ngày Tết cũng là ngày sum họp đoàn tụ cả gia đình.
Những nguyên liệu sử dụng làm bánh chưng đều là những nguyên liệu có sẵn như gạo nếp, lá, thịt heo, đậu xanh...tuy đơn giản nhưng trong đó lại chứa đựng cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nuớc, mang ý nghĩa sâu sắc trong việc dùng làm vật phẩm để cúng tổ tiên.
Kể từ đó, hàng năm mỗi độ xuân về, nguời dân Việt Nam đều dùng bánh chưng để đặt lên bàn thờ cúng gia tiên, là một món ăn truyền thống với nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Phuơng Thảo-Ytevietnam.edu.vn