Bệnh cảm lạnh ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Trẻ em mắc phải bệnh cảm lạnh sẽ có các biểu hiện như nghẹt mũi, chảy mũi, hay quấy khóc, bỏ ăn, trong trường hợp nặng thì bé sẽ bị sốt cao và ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Tìm hiểu các kiến thức về bệnh cảm lạnh ở trẻ sẽ giúp cha mẹ phòng bệnh cho con an toàn.
- Bị bệnh cảm lạnh nên uống những loại thuốc gì
- 7 cách đơn giản giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh hiệu quả nhất
- Cần làm gì nếu mắc bệnh cảm lạnh trong thời kỳ mang thai
Trẻ mắc bệnh cảm lạnh – nguyên nhân do đâu?
Bệnh cảm lạnh ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân phổ biến đó là:
- Trẻ đã từng mắc phải các bệnh về đường hô hấp trên (miệng, mũi, cổ họng..)
- Do bị nhiễm virus gây bệnh cảm lạnh.
- Hệ thống miễn dịch còn non nớt nên dễ bị virus gây bệnh tấn công.
- Do bị lây bệnh từ người thân.
- Do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh cảm lạnh.
Dấu hiệu bệnh cảm lạnh ở trẻ
Khi trẻ em mắc phải bệnh cảm lạnh thường có những dấu hiệu như:
- Cơ thể bỗng nhiên sốt cao trên 38 độ.
- Nghẹt mũi, đau rát cổ họng, ho khan kéo dài.
- Hay quấy khóc, nhất là vào ban đêm.
- Bỏ ăn, bỏ bú sữa mẹ.
Thông thường, những dấu hiệu của bệnh cảm lạnh này có thể xuất hiện khoảng 10 ngày, tuy nhiên, nếu cha mẹ không chữa dứt điểm cho bé thì có thể bệnh sẽ kéo dài hơn trong khoảng 2 tuần.
Điều trị bệnh cảm lạnh ở trẻ bằng cách nào?
Nếu sức đề kháng của trẻ cao và bệnh cảm lạnh thuộc dạng thông thường thì chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tốt thì bệnh sẽ tự khỏi còn nếu bệnh nặng thì có thể điều trị bằng cách:
Để trẻ được nghỉ ngơi thật nhiều, trường hợp trẻ đi học thì nên xin phép cho trẻ được nghỉ cho đến khi điều trị khỏi bệnh.
Xây dựng các chế độ ăn uống để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian bị bệnh.
Hãy cho trẻ uống thật nhiều nước ấm và cách loại nước ép trái cây giúp bổ sung vitamin.
Nhỏ nước muối sinh lí hàng ngày để giúp mũi trẻ được thông thoáng và dễ thở hơn.
Nếu trẻ bị sốt thì có thể dán miếng dán hạ sốt và cho uống thuốc. Tuy nhiên, điều này phải được thực hiện khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa để tránh xảy ra hậu quả không mong muốn.
Nên tìm đến bác sĩ khi nào?
Trong những trường hợp trẻ bị bệnh cảm lạnh mà có triệu chứng nặng hoặc nguy hiểm, để bảo đảm sự an toàn cho sức khỏe của con, cha mẹ phải tìm đến các bác sĩ ngay. Nên tìm đến bác sĩ khi:
- Bé bị sốt cao trên 39 độ và không có dấu hiệu hạ sốt.
- Tim đập nhanh, ho nặng, khó thở, da tím tái.
- 2 bên khóe mắt có rỉ mắt (dấu hiệu của bệnh mắt đỏ và nhiễm trùng tai).
- Nếu trẻ bị bệnh trong một thời gian dài mà không khỏi thì cha mẹ cũng nên đưa con đến gặp bác sĩ.
Cảm lạnh là bệnh lý rất dễ mắc phải ở trẻ em. Để phòng căn bệnh cảm lạnh ở trẻ em hiệu quả, cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ các kiến thức liên quan đến căn bệnh này cũng như chú ý đến những biểu hiện hàng ngày của trẻ để giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn