Bệnh còi xương ở trẻ em – Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Bệnh còi xương ở trẻ em là căn bệnh phổ biến và khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu vì lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh còi xương ở trẻ, trẻ còi xương có biểu hiện gì và phương pháp nào điều trị bệnh còi xương hiệu quả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây mà các bạn không nên bỏ qua.

 
Bệnh còi xương ở trẻ em gây vẹo cột sống.
Về bệnh lý học còi xương ở trẻ em là bệnh khiến xương bị còi và yếu. Đa số những trẻ còi xương đều có cân nặng thấp hơn tiêu chuẩn. Cũng có những trẻ cân nặng vẫn đảm bảo, thậm chí là thừa cân, trường hợp này người ta gọi là thừa cân thể bụ bẫm.
Thông thường, Bệnh còi xương ở trẻ em thường gặp ở những trẻ dưới 3 tuổi. Đặc biệt là những trẻ bị đẻ non, sinh đôi, thiếu cân hay mắc các bệnh về nhiễm khuẩn cấp như tiêu chảy, suy dinh dưỡng bào thai hay do trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương 

Các biểu hiện của bệnh còi xương ở trẻ em thay đổi tùy theo từng thời kỳ tiến triển và tùy vào cơ địa của mỗi bé.

  •  Giai đoạn sớm:

Ở giai đoạn này các bậc phụ huynh có thể nhận thấy trẻ hay quấy khóc, hay giật mình và ngủ không yên giấc. Hay đổ mồ hôi trộm, đổ nhiều mồ hôi cả lúc thức lẫn lúc ngủ.

  • Giai đoạn muộn:

Khi bệnh còi xương ở trẻ tiến triển ở giai đoạn bệnh nặng hơn, khiến xương sọ có dấu hiệu mềm, thóp trước rộng, bờ mềm, có bướu ở trán, ở đỉnh đầu làm đầu to ra hơn so vơi bình thường.

Trẻ chậm mọc răng, lồng ngực có khi biến dạng như ngực gà.

Việc còi xương khiến cho cấu trúc các xương trong cơ trẻ thể bị thay đổi, thậm chí là biến dạng. Như các đầu xương dài bị bè ra, chân choãi ra như hình chữ X, hoặc cong kiểu vòng kiềng.

Bệnh nguy hiểm hơn khi cột sống của trẻ có thể bị vẹo, gù lưng, xương chậu biến dạng và bụng của trẻ bị to bè.

Đặc biệt bệnh còi xương ở trẻ khiến bé thường chậm biết ngồi, biết đi. Theo các bác sĩ Nếu bệnh nặng, có thể gây biến chứng nặng không tốt cho sự phát triển của cơ thể trẻ về sau.

Trẻ tắm nắng.

Nguyên nhân của bệnh còi xương ở trẻ

  • Chế độ ăn uống không hợp lý:
Khi trẻ không có chế độ ăn hợp lý, Bệnh còi xương ở trẻ em do không được bú sữa mẹ thường xuyên. Đặc biệt đối với những trẻ không được bú mẹ thường dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ. Hay do trẻ bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D cùng các khoáng chất khác. Cũng có thể do các bậc phụ huynh cho trẻ kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi.
  • Thiếu ánh sáng:
Bệnh còi xương ở trẻ em, nguyên nhân chính là do trẻ bị thiếu ánh sáng mặt trời. Bình thường nên đưa trẻ đi tắm nắng buổi sáng sớm và chiều muộn, khi ánh nắng yếu và dịu. Khi không được tiếp xúc với nhiều ánh sáng mặt trời khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D ở trẻ bị ảnh hưởng dẫn đến còi xương.

Biện pháp phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ em

  • Đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ:

Từ 5-6 tháng tuổi, thì ngoài việc uống sữa mẹ trẻ cần được ăn bổ sung. Bữa ăn của trẻ cần có đủ các thành phần dinh dưỡng theo đúng tiêu chuẩn ô dinh dưỡng.

  • Tắm nắng:

15-30 phút trước 9h sáng hằng ngày là quãng thời gian tót và cần thiết cho trẻ tắm nắng. Tránh để trẻ tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao. Một lượng lớn vitamin D được tự tổng hợp trong quá trình tắm nắng có tác dụng dự phòng. Như vậy Tắm nắng giúp phòng bệnh còi xương ở trẻ rất hữu hiệu.

Vitamin D tốt cho trẻ bệnh còi xương.

  • Điều trị dự phòng:

Hằng ngày cho trẻ uống sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất với thành phần từ thiên nhiên để trẻ dễ hấp thu hơn.

Đối với những trẻ đã bị còi xương thì cần tích cực tắm nắng hoặc bổ sung vitamin kịp thời ngay khi bệnh còi xương có những dấu hiệu bệnh đầu tiên.

  • Chữa theo Đông y:

Có thể sử dụng các vị trong thuốc Đông y để điều trị bệnh còi xương ở trẻ em. Với các vị thuốc đơn giản như mật ong, trứng gà, vỏ quýt vừa thông dụng, đơn giản lại giúp trị bệnh còi xương ở trẻ hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe.

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về Bệnh còi xương ở trẻ em, mong rằng các bậc phụ huynh nên nắm chắc để có thể bảo vệ sức khỏe cho con mình tốt nhất.

 Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version