“Nhận diện” bệnh trầm cảm với những kiến thức sơ đẳng nhất
Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm đang tăng một cách rõ rệt ở những quốc gia đang phát triển, nhất là ở khu vực đô thị do những áp lực của cuộc sống dẫn đến những cái chết bất thình lình này.
- Trầm cảm trong thai kỳ – căn bệnh cần đề phòng
- Trầm cảm sau sinh: Chớ coi thường
- Bác sỹ giúp bạn nhận biết dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm là gì
Trầm cảm là một loại bệnh rối loạn cảm xúc, có biểu hiện lâm sàng là trạng thái u sầu, chán chường… Bệnh sảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có tần suất cao nhất là từ 18 – 45 tuổi và trầm cảm ở phụ nữ thường xảy ra nhiều hơn đối với nam giới.
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm
- Khí sắc giảm: Đây là biểu hiện Bệnh lý học âm thầm của căn bệnh trầm cảm, nét mặt của bệnh nhân rất đơn điệu và luôn buồn bã. Tình trạng bi quan mất hy vọng trong cuộc sống, nhìn lúc nào cũng ủ rũ u buồn. Trầm cảm ở trẻ vị thành niên thường xuất hiện ở khí sắc kích thích hoặc tính khí bất thường hiếm khi biểu hiện khí sắc buồn.
- Mất hứng thú với các sở thích hoạt động: Những bệnh nhân mắc phải bệnh này họ đã chán với những sở thích trước đó vốn có. Ngay cả sự ham muốn về tình dục.
- Mất cảm giác ngon miệng khi ăn: Đa số bệnh nhân ăn không ngon miệng và họ ăn được rất ít. Nhiều người khi mắc bệnh thường chán ăn và ăn uống với họ như một gánh nặng và bắt buộc.
- Mất giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ: Bệnh nhân bị trầm cảm thường có dấu hiệu mất ngủ. Nghĩa là tỉnh ngủ và ban đêm và ngủ vào ban ngày. Triệu chứng mất ngủ này làm cơ thể suy sụp và dẫn đến bệnh càng nặng nề hơn.
- Có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi: Cảm giác này rất hay gặp trong giai đoạn đầu của trầm cảm. Người bị mắc bệnh trầm cảm cho rằng mình luôn vô dụng và không làm được trò trống gì. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc và trở thành gánh nặng cho gia đình và người thân. Cảm giác này dẫn đến hàng loạt những suy nghĩ quẫn trí về sau và một loạt các hành động không suy nghĩ và kiểm soát.
- Khó suy nghĩ và không tập chung để ra quyết định: Đây là triệu chứng rất hay gặp ở những người mắc bệnh trầm cảm. Khi làm một việc gì đó thường không tập chung và hay nhìn và nghĩ vu vơ đưa mắt vào một khoảng không nhất định như đang đăm chiêu. Và không quyết định được những việc làm đơn giản như cầm lên hay không cầm lên một thứ gì đó.
- Có ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Đây là nguyên nhân dẫn đến các tử vong nhiều nhất của bệnh. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm đều có ý nghĩ đến cái chết và muốn lấy cái chết để giải tỏa sự u uất và đau khổ.
Những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm nhưng xét về mặt bệnh lí học thì trầm cảm có 3 nguyên nhân chính sau:
- Bệnh xuất phát từ mãn tính: Là có dấu hiệu lâu dài không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà cả tinh thần của người bệnh. Hơn nữa những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường hoặc ung thư thì dễ có biểu hiện trầm cảm.
- Bệnh tự phát: Do nhiều các nguyên nhân dẫn đến như việc hút thuốc hay lạm dụng các phương tiện ảo như mạng xã hội, hay như không gian sống quá chật hẹp cũng gây nên những ức chế tâm lý. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như thiếu ngủ, ngồi quá nhiều và thường xuyên ở lì trong nhà…
- Bệnh do sang chấn về tâm lý: Do ảnh hưởng của những tác động lên cơ quan thần kinh như bị té ngã hay va chạm làm tổn thương vùng đầu…
Các thể bệnh lâm sàng của bệnh trầm cảm
- Trầm cảm che giấu: là những biểu hiện của bệnh rất âm thầm và phải thực hiện các xét nghiệm y tế như xét nghiệm về ống tiêu hóa, xét nghiệm về dạ dầy, đại tràng và các xét nghiệm về tim mạch…để biết được các triệu trứng của bệnh.
- Trầm cảm có loạn thần: Đây là một thể trầm cảm nặng, cùng với những triệu chứng chung của bệnh trầm cảm bệnh nhân còn có những hoang tưởng và ảo giác và có xu hướng tự buộc tội mình với một việc làm gì đó có lỗi những không liên quan.
- Trầm cảm ở người cao tuổi: là các biểu hiện rối loạn ý thức, mất trí nhớ hoặc nhầm lẫn hay còn được gọi là bệnh mất trí giả. Những người mắc trầm cảm ở độ tuổi này thường nghi mình bệnh năng và vô phương cứu chữa.
- Trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên: Thường có biểu hiện khác thường với ở người lớn bởi về biểu hiện cảm xúc thường bị kích thích dễ cáu giận khả năng kiềm chế cảm xúc kém. Mất ngủ nhiều và người mệt mỏi, đặc biệt ở lứa tuổi này hay có biểu hiện tự tử và tự sát.
Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn