Bệnh gai cột sống và những điều cần biết về căn bệnh này
Xã hội càng phát triển thì tỉ lệ người mắc phải bệnh gai cột sống càng nhiều. Chính vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc những kiến thức liên quan từ nguyên nhân, đối tượng, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị của bệnh gai cột sống của căn bệnh này. Cùng theo dõi để biết thêm nhé.
- Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả dứt điểm 100%
- Bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm không
- Hội chứng nguy hiểm do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra
Bệnh gai đốt sống là gì?
Bệnh gai cột sống là bệnh lý có tên khoa học là Spondylosis, là sự thoái hóa của các phần xương hoặc sụn, nhìn vào có thể thấy các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Gai xương thường mọc ở vị trí mặt trước hoặc bên của cột sống, gây nên cảm giác đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ do dây thần kinh bị gai chèn ép.
Nói về căn bệnh này, y học lí giải rằng: Theo quy luật, các đốt xương trong cơ thể con người được tiếp giáp với nhau bằng những khớp xương nhỏ hơn ở hai bên cột sống. Nếu các khớp xương bị thoái hóa (các đầu xương bị mất sụn bọc làm lộ xương ở dưới sụn) làm cho khớp xương bị viêm, gây nên tình trạng đau nhức khi hoạt động. Chính vì thế, để ổn định lại, cột sống đã tự mọc ra các nhánh xương hay gai xương để bao quanh đầu các khớp xương gây đau nhức cho cơ thể.
Ai dễ mắc bệnh gai cột sống?
Cuộc sống càng phát triển, con người càng dễ mắc phải căn bệnh gai cột sống. Đây là căn bệnh không chừa một ai, từ người già đến người trẻ, từ nam giới đến nữ giới. Tuy nhiên, những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất có thể kể đến những người già có lượng canxi lắng đọng ở các khớp xương, gân nhiều, những người trẻ đã từng bị chấn thương các khớp xương hay những người có tiền sử viêm khớp mãn tính.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bị mắc phải bệnh gai cột sống. Ngoài nguyên nhân xương bị thoái hóa theo thời gian, tai nạn, chấn thương hoặc có thể là do di truyền thì còn có 3 nguyên nhân chính có thể gây nên bệnh gai cột sống như:
+ Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống do bị viêm khớp mãn tính: Khi khớp cột sống bị viêm sẽ làm ảnh hưởng đến phần sụn cuộc sống, lâu ngày khiến phần sụn bị hao mòn dần, làm cho bề mặt trơn láng và hai bề mặt xương tiếp xúc với nhau. Cơ thể lúc này cơ thể sẽ tự điều chỉnh để các hoạt động ở khớp xương diễn ra bình thường nhưng cuối cùng lại hình thành nên các gai xương gây nên bệnh gai cột sống.
+ Gai cột sống vì các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống làm lắng đọng can xi: Những người lớn tuổi mắc bệnh thường là do nguyên nhân này gây ra. Các thành phần cấu tạo của cột sống có thể xảy ra tình trạng thoái hóa làm xương bị mất nước (sụn chiếm 80%) và biến đổi, khiến cho sụn khớp bị canxi hóa.
+ Bệnh gai cột sống do xương bị chấn thương: Nếu như xương hoặc khớp ở cột sống bị chấn thương sẽ khiến cơ thể phản ứng lại để hạn chế những tổn thương gây ra, sự phản ứng này nhiều khi sẽ dẫn đến sự hình thành của các gai cột sống.
Dấu hiệu bệnh gai cột sống
Những dấu hiệu rõ nhất cho thấy bạn đã mắc phải căn bệnh gai cột sống chính là đau ở các khớp xương khi vận động, đi, đứng, nằm hay ngồi. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu như:
+ Người bệnh thấy đau mỏi các các vùng cột sống lưng, cổ. Nhiều trường hợp xương trở nên đau nhức và vận động kém hơn bình thường.
+ Người bệnh cảm thấy đau đớn khi vận động mạnh (cơn đau tùy thuộc vào mức độ vận động).
+ Ở những trường hợp gai nhiều, làm cho thần kinh bị cọ xát sẽ làm xuất hiện dấu hiệu thần kinh, gây nên cảm gái tê, buốt từ cổ xuống cánh tay, bàn tay hay từ lưng xuống mông, đùi và bàn chân.
Điều trị bệnh gai cột sống
Tùy vào từng nguyên nhân, mức độ bệnh gai cột sống mà có thể đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, đối với những người đã mắc phải căn bệnh gai cột sống thì việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Các phương pháp đông y, tây y hay dân gian đều có thể giúp người bệnh hạn chế được sự đau nhức do căn bệnh này gây ra nhưng để điều trị dứt điểm được thì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Do đó, để an toàn và có được phương pháp điều trị phù hợp nhất, bệnh nhân nên tìm tới các cơ sở khám chữa bệnh để nhận được sự thăm khám và tư vấn cụ thể nhất từ bác sĩ chuyên khoa, giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng, an toàn.
Hải Yến – Ytevietnam.edu.vn