Bệnh giang mai giai đoạn 2 gây ra những tổn thương như thế nào?
Bệnh giang mai được coi là bệnh xã hội nguy hiểm lây lan qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong. Dưới đây là những thông tin cần thiết giúp bạn phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn 2-giai đoạn có nhiều biến chuyển phức tạp và bắt đầu chuyển sang giai đoạn cuối.
- Thuốc chữa bệnh giang mai ở nữ và cách điều trị hiệu quả
- Những triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới không phải ai cũng biết
- Hình ảnh bệnh giang mai phát triển qua từng giai đoạn
Nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 2
Bệnh giang mai giai đoạn 2 thường có triệu chứng ở niêm mạc như tróc da. Một số trường hợp bệnh nhân còn có hiện tượng sốt, đau đầu, đau dây thần kinh. Trên bề mặt da xuất hiện những vết loét có chân cứng, chứa dịch mủ nhưng lại không gây đau rát.
Các vết loét lan rộng hay không tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày và sức đề kháng hiện tại của bệnh nhân. Bên cạnh đó người bệnh còn xuất hiện những nốt hạch nhỏ cỡ hạt ngô, không kết dính và di chuyển. Các hạch này không gây đau nhức cho người bệnh.
Các loại tổn thương của giang mai giai đoạn 2
- Tổn thương đào ban
Tổn thương đào ban ở giai đoạn giang mai 2 là hiện tượng xuất hiện các dát màu hồng ở những vị trí như vùng bụng, mạn sườn hay bả vai. Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện đào ban ở trên da đầu khiến người bệnh bị rụng tóc. Hiện tượng đào ban sau một thời gian sẽ tự mất và để lại ít sắc tố trên da, thường gọi là vòng vệ nữ.
- Viên hạch lan tỏa
Viên hạch lan tỏa là triệu chứng phổ biến của bệnh giang mai giai đoạn 2, những nốt hạch xuất hiện khắp cơ thể, nhỏ như hạt ngô và không hề có hiện tượng kết dính với nhau, khi ấn vào thì các hạch di chuyển. Những hạch này không gây đau nhức đối với người bệnh. Những vị trí các hạch mọc nhiều nhất là cổ, cằm, cùi tay, sau tai, bẹn. Việc điều trị bệnh giang mai bằng thuốc ở giai đoạn 2 này cần phải có theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Sẩn giang mai
Hiện tượng sẩn giang mai giai đoạn 2 rất đa dạng, tùy thuộc vào cơ thể, thể chất, cơ địa của mỗi bệnh nhân. Có các loại sẩn như sẩn có vảy, sẩn có mủ, sẩn loét và có những hình dạng khác nhau như hình nhẫn, hình cung…Các sẩn này thường chứa mủ, bị loét ra và có chân cứng, bên trong chứa rất nhiều xoắn khuẩn hay còn gọi là chùm sẩn giang mai.
- Tổn thương toàn thân
Những ảnh hưởng do bệnh giang mai giai đoạn 2 gây nên toàn thân như viêm mống mắt, đau nhức xương đùi về đêm, viêm thận hay biểu hiện thần kinh. Nếu các tổn thương này không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tự động mất đi, ẩn vào bên trong để tiếp tục tàn phá cơ thể. Đây là lúc bệnh đang có những biến chuyển rất nhanh để chuyển sang giai đoạn 3, đây gọi là giai đoạn giang mai ẩn.
- Thời kỳ giang mai ẩn
Đây là thời kỳ mà toàn bộ các triệu chứng hay biểu hiện của bệnh giang mai hoàn toàn bị biến mất, nhiều người bệnh lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi và dừng lại toàn bộ việc điều trị bệnh ở giai đoạn này. Nhưng đây là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh nhất và bệnh vẫn có thể lây truyền cho thai nhi.
Thời kỳ này bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các tổn thương nguy hiểm cho cơ thể như tổn thương phì đại xung quanh hậu môn và khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 3 thì rất khó điều trị.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh giang mai giai đoạn 2 mà các bác sĩ chuyên khoa cung cấp giúp người bệnh biết cách nhận biết và có hướng điều trị phù hợp. Thông qua những kiến thức trên sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các triệu chứng của bệnh để xử lý kịp thời, tránh gây những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn