Hình ảnh bệnh giang mai phát triển qua từng giai đoạn

Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm và có tốc độ lây truyền rất mạnh. Mặc dù đã có rất nhiều phương pháp tuyên truyền tác hại của các bệnh lây qua đường tình dục nhưng tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh. Nếu không phát hiện bệnh kịp thời ở giai đoạn đầu thì sẽ rất khó điều trị khi bệnh phát triển các giai đoạn tiếp theo. Vậy để nhận biết bệnh một cách dễ dàng nhất, dưới đây là hình ảnh giúp các bạn phân biệt được bệnh ở từng giai đoạn.

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân gây bệnh giang mai
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân gây bệnh giang mai

Hình ảnh bệnh giang mai phát triển qua từng giai đoạn

Nguyên nhân gây nên bệnh giang mai là qua một số con đường như quan hệ tình dục không an toàn, lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con hay tiếp xúc gián tiếp với những đồ dùng cá nhân của người bệnh. Thông thường bệnh giang mai thường có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 90 ngày, sau thời gian ủ bệnh.

Dưới đây là những hình ảnh y học chỉ rõ cho các bạn thấy hình ảnh bệnh giang mai phát triển theo từng giai đoạn.

Hình ảnh bệnh giang mai ở giai đoạn đầu là những vết trợt loét trên da, niêm mạc của người bệnh gọi là săng giang mai. Săng giang mai có đặc điểm: hình tròn hoặc hình ovan, có bán kính 1 – 2cm, lõm ở giữa, viền cứng, bóng mượt như sụn, không có cảm giác đau, ngứa, có màu đỏ hoặc hồng. Săng giang mai thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục, môi, lưỡi, ngón tay, ngón chân, cằm, má…

Những vết tròn hay bầu dục xuất hiện giai đoạn đầu còn được gọi là săng giang mai

Bất kể bộ phận nào tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai đều có thể xuất hiện săng giang mai. Hình ảnh bệnh giang mai phát triển ở miệng là một trong những biểu hiện rõ nét nhất đối với những người dùng miệng tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn giang mai.

Săng giang mai sẽ xuất hiện một vài tuần, sau đó sẽ lặn xuống dù không cần dùng bất kì loại thuốc nào. Giang mai bước vào giai đoạn tiềm ẩn, ăn vào máu và dần chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Săng giang mai có hình trong hay bầu dục kèm vết loét

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 2 là hiện tượng trên bề mặt da người bệnh xuất hiện những nốt ban màu hồng đỏ hay thâm tím đối xứng nhau.

Các nốt ban mọc đối xứng nhau khắp cơ thể người bệnh

Các nốt ban này tuy là mọc khắp người nhưng lại không có biểu hiện ngứa hay khó chịu, khi ấn vào thì các nốt ban biến mất. Bên cạnh triệu chứng phát ban, người bệnh còn xuất hiện hiện tượng mệt mỏi, sốt, chán ăn…

Các nốt phát ban không có hiện tượng ngứa hay khó chịu

Ở giai đoạn cuối, bệnh thường xuất hiện dưới nhiều dạng: Gôm giang mai, củ giang mai…và gây ra nhiều biến chứng của bệnh như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch…

Gôm giang mai nếu bị vỡ ra sẽ rất khó lành và gây đau nhức

Gôm giang mai ở giai đoạn cuối sau khi vỡ ra sẽ rất khó lành, và sau khi đóng vảy, khô lại thường để lại sẹo.

Khi bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, xuất hiện những khối u còn gọi là củ giang mai xuất hiện trên cơ thể người bệnh.

Củ giang mai là giai đoạn cuối của bệnh giang mai

Củ giang mai giai đoạn cuối của bệnh giang mai có thể khiến người bệnh bị thần kinh, bại liệt hoặc thậm chí là tử vong. Chính vì vậy khi phát hiện những hiện tượng ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm. Nếu phát hiện bệnh giang mai ở giai đoạn đầu thì hoàn toàn chữa khỏi được.

Trên đây là những hình ảnh các giai đoạn bệnh giang mai giúp các bạn đặc biệt là đối với giới trẻ nhận biết một cách dễ dàng nhất căn bệnh xã hội nguy hiểm này từ đó chủ động phòng tránh bệnh cho chính bản thân mình và những người xung quanh.

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

 

Exit mobile version