Bệnh giang mai ở miệng nên hiểu như nào cho đúng?

Những căn bệnh xã hội phát triển một phần cũng do lối suy nghĩ phóng khoáng trong việc quan hệ tình dục. Trong những năm gần đây, trào lưu quan hệ oral sex có biểu hiện gia tăng, cũng chính vì vậy tỉ lệ nhiễm bệnh giang mai ở miệng ngày càng gia tăng. Dưới đây là một số thông tin bổ ích để mọi người hiểu rõ hơn về bệnh giang mai ở miệng.

Oral sex là nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng
Oral sex là nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng

Oral sex – nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng

Quan hệ tình dục là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh giang mai, bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn giang mai có tên Treponema pallidum gây nên. Hiện nay, theo số liệu chung của ngành Y tế, tỉ lệ người mắc bệnh giang mai ở miệng luôn có chiều hướng gia tăng, đối tượng đa số tập trung vào bộ phận giới trẻ. Cũng vì lối sống tình dục khá phóng khoáng, giới trẻ luôn yêu thích lối quan hệ oral sex (quan hệ bằng miệng), hơn nữa lối quan hệ này lại không hề có biện pháp bảo vệ an toàn nào.

Nhận biết bệnh giang mai ở miệng sớm để điều trị kịp thời

Bệnh giang mai ở miệng thường có một số triệu chứng lâm sàng như ho, viêm họng, viêm amidan…nên rất nhiều người bệnh lại lầm tưởng với những bệnh lý học thông thường khác, chủ quan bỏ qua và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như lây nhiễm sang cho người khác.

Những biểu hiện của bệnh giang mai ở miệng

Sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, sau khoảng từ 10-20 ngày bệnh nhân mới có những triệu chứng phát tác của bệnh. Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng ban đầu chỉ là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng hay khi ăn cảm thấy khó nuốt. Đây là những biểu hiện của giai đoạn đầu đối với bệnh giang mai ở miệng. Nếu người bệnh không kịp thời điều trị, thực hiện những phương pháp xét nghiệm y tế thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2 và 3.

Các vết trợt bắt đầu xuất hiện ở miệng khi bệnh chuyển sang giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của bệnh giang mai ở miệng sẽ xuất hiện những vết trợt nông, bằng phẳng màu đỏ như thịt tươi dưới dạng hình tròn hoặc hình bầu dục kích thước đều đặn. Các vết trợt này có hiện tượng loét sâu, có bờ và nổi thành các gờ xung quanh. Vị trí các vết loét này thường nằm trong các hố amidan, đây chính là lý do người bệnh có hiện tượng đau họng, khó nuốt, có dấu hiệu sưng tấy như sưng viêm amidan. Tuy nhiên các vết trợt này là không gây ngứa, không gây đau cho bệnh nhân.

Nếu các triệu chứng bệnh giang mai ở miệng kéo dài mà không được điều trị sẽ khiến cho các hạch phát triển, sưng và mọc nhiều nơi trên cơ thể đặc biệt là cổ. Nếu người bệnh bị sâu răng, uống rượu, hút thuốc lá hay uống nước lạnh sẽ xuất hiện những tổn thương tại chỗ, các vết trợt sẽ mọc xung quanh miệng, lưỡi có những bớt màu trắng đục được bao quanh bởi rìa đỏ, cảm thấy khó thở.

Cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị giang mai ở miệng

Quan hệ tình dục an toàn là biện pháp phòng tránh bệnh giang mai miệng

Việc quan hệ bằng miệng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh giang mai ở miệng. Vì vậy người bệnh nên áp dụng những biện pháp quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh đó để tránh việc lây nhiễm cho người khác, người bệnh không nên dùng chung cốc, chén, bát đĩa với người khác. Đồng thời không nên hút thuốc lá, uống rượu bia và ăn những đồ cay nóng để tránh gây những tổn thương tại chỗ.

Khi có những triệu chứng lạ hay những biểu hiện như trên, mọi người không nên chủ quan coi thường mà hay nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức. Bệnh giang mai miệng chỉ được chữa khỏi nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu, nếu để lâu bệnh sẽ khó điều trị.  Việc điều trị bệnh giang mai bằng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ tránh trường hợp xoắn khuẩn giang mai nhờn thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh.

Trên đây là một số thông tin cần thiết để mọi người hiểu rõ hơn về bệnh giang mai miệng và nguyên nhân là gì, từ đó có cách chủ động phòng tránh bệnh cho bản thân và người xung quanh một cách tốt nhất.

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version