Bệnh gút có di truyền không? cùng nghe chuyên gia giải thích

Bệnh gút ngoài sự chuyển hóa rối loạn do ăn uống, còn có yếu tố về di truyền, gây nên bệnh gút đều có biểu hiện đặc trưng là các đợt viêm khớp cấp tính và lắng đọng natri urat ở tổ chức khớp do nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

Bệnh gút có di truyền không?

Bệnh gút hình thành do những rối loạn chuyển hóa với những biểu hiện dễ nhận thấy nhất đó là các đợt viêm khớp cấp tính và do lắng đọng natri urat ở tổ chức khớp do tăng cao nồng độ axit uric trong máu Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gút là do di truyền. Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp  bệnh gút có hai loại bệnh gút nguyên phát và bệnh gút thứ phát.

Bệnh gút có di truyền không?

Có tới 95% trường hợp đó là mắc bệnh gút nguyên phát. Bệnh thường gắn liền với yếu tố di truyền và do cơ địa của từng người. Gút xuất hiện là do quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng cao kéo theo đó là xuất hiện do quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng lên dẫn tới nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

Các bác sĩ chuyên khoa của viện Gút nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Bệnh gút do di truyền chỉ chiếm 25% trường hợp mặc bệnh gút nguyên phát. Khi trong gia đình có bố mẹ đã mắc gút thì con cái cũng có thể bị bệnh gút, con số này chiếm 20%.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu, xác định xem bệnh gút được quy định bởi gen nào trong di truyền để tác động và có những điều chỉnh để hạn chế căn bệnh này.

Một số triệu chứng bệnh gút biểu hiện khá rõ như ngón chân cái bị sưng, nóng đỏ, đau dữ dội và bệnh thường khởi phát vào ban đêm. Dần dần lan ra một số khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, bàn tay. Khi bệnh nhân không có chế độ dinh dưỡng tốt, phương pháp điều trị đúng cách có thể phải đối mặt với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như khớp bị tổn thương,biến dạng khớp, tổn thương thận đặc biệt là suy thận.

Dùng thuốc điều trị bệnh gút cần lưu ý

Thuốc điều trị bệnh gút có những loại nào?

Các bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân một số loại thuốc điều trị bệnh gút thường dùng là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, colchicin, thuốc làm giảm nồng độ axit uric trong máu,…Những thuốc này sẽ có tác dụng giảm đau, tiêu viêm nhanh, đồng thời kiểm soát nồng độ axit uric trong máu cao.

Tuy nhiên khi dùng bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu trung tính, gây ngộ độc gan, thận và một số cơ quan lọc máu, suy thận khi sử dụng trong một thời gian dài.

 Do vậy bác sĩ khuyên rằng, việc sử dụng thuốc điều trị gút là phương pháp không thể áp dụng lâu dài mà bạn cần có chế độ dinh dưỡng tốt, hạn chế ăn thức ăn giàu đạm và axit uric, ăn nhiều rau xanh tốt cho cơ thể.

Kết hợp với các bài tập xoa bóp, vật lí trị liệu để điều trị bệnh gút hiệu quả mà không gây tác dụng phụ như sử dụng thuốc tây.

Trên đây bác sĩ đã giải thích bệnh gút có di truyền không? Và một số lưu ý khi trị bệnh gút. Bệnh nhân cần nắm rõ để chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt, tìm đến bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Tuyết: ytevietnam.edu.vn

 

Exit mobile version