Bệnh thấp khớp: Nỗi ám ảnh kinh hoàng của người bệnh
Bệnh thấp khớp là căn bệnh thường gặp và ai cũng có nguy cơ mắc phải. Nhất là những người cao tuổi, người làm việc văn phòng, lười vận động… bởi vậy bệnh thấp khớp trở thành nỗi lo sợ của nhiều người. Vậy bài viết dới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn điểm qua những kiến thức cơ bản nhất về bệnh thấp khớp, mà bạn không nên bỏ qua.
- Làm gì khi bệnh viêm khớp dạng thấp trở nặng trong mùa rét
- Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thế nào cho hiệu quả?
- Dưỡng sinh có giúp đẩy lùi bệnh viêm khớp dạng thấp?
Triệu chứng bệnh thấp khớp
Bệnh thấp khớp là gì?
- Bệnh thấp khớp là bệnh nội khoa, đây là căn bệnh làm đau nhức, gây sưng đỏ các khớp xương, cũng như bắp thịt ở tay, chân, lưng, hông… khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi kéo dài dai dẳng.
Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp
- Bệnh thấp khớp là căn bệnh thường gặp ở nữ giối nhiều hơn nam giới. Như vậy giới tính, cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thấp khớp phổ biến hiện nay.
- Nữ giới bị bệnh thấp khớp nhiều, bởi vì phụ nữ thường có thể trạng, cũng như sức khỏe, lại phải trải qua nhiều thời kỳ hết sức nhạy cảm như thai sản, sinh con… khiến sức khỏe thường bị sa sút. Điều này khiến cho các mầm bệnh dễ hình thành, cũng như là căn nguyên gây bệnh thấp khớp.
- Gien di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thấp khớp.
- Những người thường hay phải tiếp xúc với chất độc hóa học, như acetone, xăng dầu hoặc thuốc trừ sâu, thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này sẽ cao hơn người bình thường.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, cũng khiến cho cơ thể dễ hình thành bệnh thấp khớp.
- Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp
Dấu hiệu cảnh báo bệnh thấp khớp
Triệu chứng cảnh báo bệnh thấp khớp
- Bệnh thấp khớp thường khiến cho người bệnh sốt nhẹ.
- Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng… cũng là triệu chứng bệnh thấp khớp.
- Những người bệnh thấp khớp thường bị đau và sưng tấy ở các khớp tay, nhất là khi buổi sáng ngủ dậy. Thông thường các khớp bị tê cứng trong thời gian dài, rất khó để có thể cử động.
- Dưới da bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn nhỏ và lan rộng dần.
Những cách điều trị bệnh thấp khớp hiệu quả
- Điều trị theo y học hiện đại
Thông thường các bác sĩ chuyên khoa khớp để được chẩn đoán và lựa chọn cách điều trị hiệu quả nhất. Khi điều trị bệnh thấp khớp, thì người bệnh sẽ được thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hoặc liệu pháp nóng, liệu pháp nghề nghiệp…
Ngoài ra, người bệnh thấp khớp cũng có thể sử dụng các loại dược phẩm để chữa trị bệnh.Những loại thuốc này có thể hạn chế hệ miễn dịch và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
- Điều trị theo Đông y
Ngoài việc điều trị theo Tây y, người bệnh cũng có thể sử dụng những bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị hiệu quả lại cực an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là những kiến thức tổng quan nhất về bệnh thấp khớp. Tuy nhiên việc điều trị bệnh thấp khớp, khá phức tạp và cần phải được giám sát bởi một bác sỹ chuyên điều trị thấp khớp. Bởi vậy, ngay khi bị bệnh thấp khớp, bạn nên đi khám ngay để được điều trị hiệu quả.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn