Bệnh ung thư võng mạc gây nguy hiểm cho trẻ
Ung thư võng mạc có thể chiếm 8,5% những ca bệnh ung thư ở trẻ – một con số không nhỏ, nó gây nên những tổn thương giác mạc khiến thị lực của bé suy giảm, mất hẳn và thậm chí còn có thể tử vong nếu không được điều trị.
- Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ bằng cách khoa học
- Biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em
- Bệnh về mắt ở trẻ em, các mẹ nên biết
Ung thư võng mạc là gì?
Ung thư võng mạc là bướu nguyên bào võng mạc, đây là một bệnh lý mà các khối u ác tính nguyên phát thường gặp nhất ở trẻ và xảy ra ở một bên mắt và thưởng xảy ra ở những trường hợp bệnh nhân có tiền sử gia đình cũng bị bệnh ung thư võng mạc như trên.
Bệnh ung thư võng mạc ở trẻ thường được phát hiện ở nhưng trường hợp trẻ dưới 3 tuổi, bởi vậy rất khó để phát hiện bệnh ở những giai đoạn sớm.
Triệu chứng của bệnh ung thư võng mạc ở trẻ
Ung thư võng mạc điển hình thường phát hiện ra ở những trẻ dưới 1 tuổi và có thể bị một mắt hoặc cả 2 mắt.
Bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ bởi các bậc phụ huynh, những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh ung thư võng mạc ở trẻ là:
- Bé sẽ có hiện tượng đồng tử trắng hoặc ánh mắt mèo.
- Hiện tượng lác mắt sẽ rất thường gặp sau hiện tượng đồng tử trắng. Nếu gặp hiện tượng này, thì bố mẹ cần đưa bé đi gặp Bác sĩ để nhỏ thuốc giãn đồng tử và soi đáy mắt để rà soát bệnh ung thư võng mạc.
- Ngoài ra ở các giai đoạn muộn của bệnh thì bé sẽ có những hiện tượng đau mắt đỏ, mắt đau nhức, mắt mờ và lồi mắt, đồng tử giãn rộng, mống mắt dị sắc hay hiện tượng tăng nhãn áp và trẻ chậm phát triển.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư võng mạc
Mặc dù chưa biết rõ nguyên nhân tại sao lại xuất hiện bệnh ung thư võng mạc ở trẻ, nhưng rất có thể đó là sự bất thường của nhiễm sắc thể số 13, như ở nhiễm sắc thể này có chromosome bị thiếu hoặc không hoạt động được gây nên. Vì vậy, tế bào này không làm được chức năng kiểm soát sự phân chia tế bào võng mạc khiến bệnh ung thư phát triển, tế bào không kiểm soát được nên gây ra các khối u.
Song một nguyên nhân căn nguyên khác khiến hơn 90% bệnh ung thư võng mạc ở trẻ là do có người trong gia đình đã từng bị bệnh. Những người này có thể là bố mẹ, ông bà, anh em hoặc cô dì chú bác.
Còn nếu bố mẹ mà bị ung thư võng mạc thì tỉ lệ trẻ sinh ra bị ung thư võng mạc cũng lên tới gần 50%.
Trường hợp bố mẹ bị gel võng mạc nhưng không có triệu chứng lâm sàng thì vẫn có thể trẻ vẫn bị ung thư võng mạc.
Phương pháp điều trị ung thư võng mạc ở trẻ
Ở những nước tiên tiến thì bệnh ung thư võng mạc ở trẻ sẽ được các Bác sĩ dùng hóa trị để tiêu diệt khối u và bảo tồn nhãn cầu cho trẻ.
Song gần đây, phương pháp điều trị bằng laser hoặc lạnh đông được sử dụng nhiều.
Việc xạ trị ngoài thì có thể để lại nhiều di chứng cho mắt nên ít được sử dụng.
Còn nếu ở vào những trường hợp xấu nhất thì phải cắt bỏ nhãn cầu khi khối u đã phát triển vào giai đoạn cuối và gieo rắc tế bào ung thư khắp nội nhãn.
Để phòng ngừa căn bệnh này, tốt nhất trong 3 năm đầu tiên, các mẹ nên cho bé đi thăm khám định kỳ để tránh những hậu quả khôn lường về thị giác và tính mạng của trẻ.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn