Bệnh viêm mũi có phải phẫu thuật không?
Bệnh viêm mũi là nhiễm khuẩn trong tổ chức niêm mạc. Bệnh bắt đầu từ giai đoạn cấp tính đến mạn tính xuất tiết và quá phát. Thời kỳ quá phát niêm mạc nở to, tổ chức niêm mạc bị tổn thương, có thể làm quá phát đến xương. Sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp điều trị quá phát mà không được, lúc này sẽ phải sử dụng đến phẫu thuật.
- Cẩn trọng với những loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh do lây từ mẹ
- Điều trị viêm mũi bằng tây y thế nào cho tốt nhất?
- Làm thế nào để nhận biết viêm mũi cấp tính ở trẻ?
Các dấu hiệu của viêm mũi
Người bị bệnh viêm mũi thường có biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, mỏi chân tay, đầu nặng, với trẻ em có thường có biểu hiện sốt khoảng 39 độ.
>> Hãy truy cập chuyên mục Sức khỏe – Làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc và tư vấn sức khỏe mẹ và bé.
Bệnh làm trẻ quấy khóc, nằm lịm đi, thường có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mũi, chảy mủ và có thể kèm theo ho, kèm theo đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy.
Các triệu chứng trên thường kéo dài khoảng 3 – 5 ngày rồi giảm dần, lúc này nước mũi bớt chảy, dễ thở hơn, nhiệt độ giảm, tiêu chảy giảm. Nếu trong khoảng thời gian trên bệnh vẫn không đỡ sẽ chuyển sang gian đoạn nặng hơn.
Các biểu hiện viêm mũi cũng thương luân phiên nhau, tức là khi năm nghiêng, bên ngạt mũi sẽ chuyển xuống bên dưới, bên không ngạt ở phía trên để thông mũi. Bệnh cũng có thể làm điếc mũi tạm thời do mũi bị sưng và phù nề khiến không khí hay mùi từ bên ngoài không thể lọt vào được.
Bệnh viêm mũi nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng dẫn đến viêm xương chũm, nhiễm độc thần kinh, viêm xoang…
Điều trị phẫu thuật
Người bị bệnh lý viêm mũi khi chuyển sang giai đoạn quá phát xương, tăng sinh tổ chức liên kết, sử dụng thuốc co mạch đã lâu nhưng vẫn không khỏi có thể sẽ được chỉ định để phẫu thuật.
Các chỉ định chống phẫu thuật là: Người bệnh có biểu hiện số và ở thể cấp tính, giam đông máu, các bệnh chảy máu kéo dài.
Các kỹ thuật thường được sử dụng để phẫu thuật là: Lấy bỏ những phần quá phát khu trú đầu và đuôi cuống hay toàn bộ bở cuống dưới, ở đầu hoặc ở bụng cuống giữa.
Khi phẫu thuật cũng cần được gây tê tại chỗ, ở những vùng trên rồi được lấy bằng thòng lọng. Khi này bác sĩ sẽ quan sát rồi đưa thòng lọng vào mũi rồi ngoặc thòng lọng vào sát nền phần quá phát xương chũm và cắt lấy ra. Còn nếu sự phát triển của quá phát chiếm toàn bộ bờ dưới cuống thì phải cắt bỏ toàn bộ bằng kéo.
Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ thường được nhét bấc mũi vô trùng có tẩm dầu và dùng kháng sinh. Bấc tẩm dầu có cung dụng giảm bớt sự kích thích niêm mạc sau đó lấy ra mà không cần nhỏ oxy già. Bấc sẽ được rút ra sau 24 – 48 giờ. Rút bấc xong người bệnh cũng sẽ phải được theo dõi từ từ 30 phút đến 1 giờ.
Để tránh việc chảy máu, bệnh nhân cần ở trong nhà, không sử dụng thức ăn cay nóng, không uống rượu hoặc lao động chân tay.
Trường hợp biến chứng sau phẫu thuật thường bị chảy máu, dính. Hiện tượng dính xảy ra do tổn thương 2 phía niêm mạc đối diện nhau tức cuống và vách ngăn. Người bệnh cũng có thể bị viêm họng sau phẫu thuật nhất là với người bị viêm amidan mạn tính.
Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn