Bí quyết giảm huyết áp cao phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhất
Huyết áp cao nếu không được theo dõi thường xuyên sẽ dẫn đến đột quỵ. Nếu mắc bệnh huyết áp cao bạn hãy đến gặp bác sĩ để có những tư vấn chính xác và các chế độ ăn uống cũng như luyện tập để hạn chế bệnh huyết áp cao.
- Cách điều trị bệnh cao huyết áp đơn giản bằng thuốc nam
- Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh Cao huyết áp
- 9 món ăn bài thuốc tốt cho người bị cao huyết áp?
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao là bệnh hay gặp ở những người béo, thừa cân, người già hay những người bị mỡ máu. Khi áp lực máu trong các động mạch bất ngờ tăng cao theo mỗi nhịp đập của tim, lúc này tim phải hoạt động nhiều hơn máu mới đủ đi khắp cơ thể. Do đó huyết áp cao sẽ dẫn đến đột quỵ
Bệnh huyết áp cao vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột tử, suy tim, tai biến mạch máu não… dẫn tới tử vong.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, huyết áp cao lượng máu không đủ để đi nuôi cơ thể sẽ dẫn đến máu không lên não kịp dẫn đến nhồi máu não hoặc vỡ các mạch máu não. Những biến chứng sau đó chính là liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, có thể hôn mê. Nếu như không được cấp cứu đúng lúc, người bệnh có thể tử vong.
6 cách làm giảm huyết áp cao mà bạn cần biết.
- Giảm lượng muối:
Những người bị huyết áp cao nên ăn ít muối, bởi trong muối có chứa nhiều natri, giúp làm giảm huyết áp. Những người có huyết áp cao như phụ nữ hoặc nam giới, người già… nên điều chỉnh lượng muối trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tránh sử dụng thực phẩm ăn sẵn hoặc tại các nhà hàng bởi những món ăn này chứa rất nhiều muối.
- Thực hiện chế độ ăn DASH:
DASH tức “Dietary Approaches to Stop Hypertension” (Chế độ ăn ngăn chặn cao huyết áp). Đây là chế độ ăn rất giàu các sản phẩm sữa ít béo, nhiều trái cây, hơn nữa còn có cả chất béo bão hòa.
- Trái cây: Gồm nước trái cây khoảng 150ml mỗi ngày từ 4 -5 phần.
- Ngũ cốc: Bánh mì, cơm, mì ống, ngũ cốc mỗi ngày 4 – 5 phần.
- Rau: Bạn có thể ăn ½ cốc rau một lần, mỗi ngày từ 4 – 5 phần ăn.
- Sữa: Bạn có thể uống 1 cốc sữa không béo hoặc sữa chua ít béo.
- Giảm cân và tập thể dục:
Những người cao tuổi nên duy trì thể dục từ 3 đến 4 tuần/lần để làm giảm huyết áp cao. Nên xen kẽ các bài tập có cường độ từ trung bình tới mạnh nhằm tăng hoạt động thể chất.
Khi kết hợp tập thể dục và ăn uống, bạn có thể giảm cân, điều này rất tốt cho căn bệnh béo phì cũng như tăng huyết áp giúp tim duy trì hoạt động trong tình trạng tốt nhất.
- Ngủ theo đúng giờ giấc, điều độ:
Nếu như bạn có một giấc ngủ không tốt có thể bạn sẽ bị mắc bệnh huyết áp cao. Nếu có chế độ ngủ điều độ, bạn có thể làm giảm huyết áp.
Khi bị chứng mất ngủ, bạn sẽ bị stress và lúc này các mạch sẽ bị co gây ra tình trạng cao huyết áp. Chính vì vậy, bạn hãy duy trì đúng “đồng hồ sinh học” của bản thân, điều này sẽ giúp bạn làm giảm chứng huyết áp cao.
- Uống ít rượu và bỏ thuốc lá:
Những người mắc bệnh huyết áp cao nên từ bỏ thuốc lá, thuốc lá gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đặc biệt chúng làm tăng huyết áp của bạn mỗi khi sử dụng. Bên cạnh đó bạn nên giảm liều lượng của rượu và caffeine bởi đây cũng là những chất kích thích gây nên bệnh cao huyết áp.
- Điều trị:
Khi bị huyết áp bạn nên đến các cơ sở y tế khám bệnh chuyên khoa, lúc này bác sĩ sẽ cho bạn những đơn thuốc cũng như những phương pháp giúp bạn điều hòa huyết áp của mình. Những loại thuốc này sẽ giúp đưa mức huyết áp của bạn trở về mức trung bình, do đó cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ thuốc của bác sĩ cũng như chế độ cho bản thân, tránh tình trạng huyết áp lên cao quá mức.
Lời khuyên cho những bệnh nhân bị huyết áp cao: Để giảm huyết áp nhanh nhất, chủ yếu là sử dụng thuốc, tuy nhiên những loại thuốc làm giảm huyết áp chỉ dành cho những bệnh nhân và trường hợp nguy hiểm đặc biệt. Những loại thuốc làm giảm huyết áp ở người này có thể không có tác dụng trên những người khác. Do đó cần phải có ý kiến của bác sĩ trước khi chọn loại thuốc phù hợp cho mình.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn